Nỗi hốt hoảng của chị em khi dùng que tránh thai, bác sĩ sản khoa lên tiếng về sự thật đằng sau

2018-03-15 06:45
- Que tránh thai cũng là thuốc vì vậy khi dùng nó cũng sẽ có những tác dụng phụ nhất định.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, nhiều chị em chia sẻ thông tin không nên cây que tránh thai, vì có thể gây nhiều tác dụng phụ trong đó có bị vô kinh. Nhiều chị em cho rằng là phụ nữ nếu không có chu kỳ kinh thì không còn là phụ nữ. Một số người cho rằng việc mất kinh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, khó con trở lại, thậm chí vô sinh do tác dụng phụ của thuốc.

Sau khi sinh con đầu lòng, chị Nguyễn Thị Như Nguyệt (27 tuổi, Cầu Giấy,Hà Nội) dự định sẽ dùng biện pháp để phòng tránh thai an toàn. Chị Nguyệt chọn được phương pháp cây que để thực hiện nhưng khi đọc được tác dụng phụ sẽ mất kinh hoặc rong kinh trong 1 năm đầu tiên sau khi cấy khiến bản thân không khỏi lo lắng.

Chị em hốt hoảng không có kinh nguyệt do cấy que sợ mình không còn là phụ nữ…

Vô kinh khi cây que không phải là "bất thường" sẽ có lợi cho phụ nữ ít mất máu không bị thiếu sắt.

Còn chị Lan Anh (Đông Anh, Hà Nội) cũng không muốn dùng hình thức tránh thai bằng cấy que vì sợ sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Theo chị Lan Anh, phụ nữ có bất thường về kinh nguyệt chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Chị Lan Anh còn lý luận thêm việc dùng que tránh thai cùng chẳng khác gì thuốc và gây hại.

Ths.BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay, cấy que là một trong số hình thức tránh thai an toàn, tỷ lệ cao, thời gian kéo dài. Một cây que tránh thai được cấy dưới da có thể có tác dụng tránh thai trong vòng 3 năm. Que thường cấy ở vị trí cánh tay không thuận để ít gây ra ảnh hưởng tới sinh hoạt của người cấy.

Que tránh thai cũng là thuốc vì vậy khi dùng nó cũng sẽ có những tác dụng phụ nhất định. Có trường hợp sau khi cấy giảm hưng phấn và ham muốn một chút. Trong 3 tháng đầu sau khi cấy que, có trường hợp hơi rong kinh và ra dịch màu nâu.

“Cấy que không ra máu kinh hàng tháng không phải là sự “bất thường” và không hề là bệnh lý. Nhiều người cho rằng nếu không hành kinh, máu sẽ tích tụ trong cơ thể là không đúng. Phụ nữ không ra máu kinh hoặc ra ít kinh sau khi cấy que chỉ là tác dụng phụ của thuốc và điều này có lợi cho phụ nữ, không mất máu tránh được nguy cơ thiếu sắt”, bác sĩ Cường nói.

Ai cần cân nhắc khi cấy que?

Cấy que là phương pháp tránh thai an toàn nhưng khá đắt đỏ vì vậy không phải ai cũng có điều kiện tài chính để sử dụng. Trong trường hợp phụ nữ muốn có thai trở lại có thể rút que và sinh hoạt tình dục bình thường thì sẽ nhanh chóng mang thai.

Tuy nhiên, bác sĩ Cường khuyến cáo, que tránh thai không thể dùng trong các trường hợp như phụ nữ nghi ngờ đang mang thai. Que tránh thai có chứa progesterone nên người có ung thư vú, u bướu dùng thuốc progesterone cũng không nên cấy que tránh thai. Phụ nữ bị ra máu âm đạo bất thường cần phải đi khám và điều trị trước khi dùng que tránh thai. Một số bệnh lý nội khoa như gan, phổi, thuyên tắc tĩnh mạch sâu… cần phải tư vấn bác sĩ điều trị trước khi quyết định cấy que

Chị em cần phải hiểu đúng và đủ với phương pháp tránh thai này để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất đối với bản thân nhằm tránh nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Bạn đời lý tưởng cho 12 cung hoàng đạo là ai?