300 viên sỏi "cư trú" trong thận bệnh nhân khiến cả phòng bệnh sốc nặng

Thu Hà 2019-04-12 06:45
- Thận bệnh nhân chứa đến 300 viên sỏi, trong đó 1 viên sỏi “cụ”. Đây là ca bệnh bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Khoa Ngoại – Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận trong thời gian gần đây.

Cái kết của việc lười uống nước

Từng phẫu thuật cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận, tuy nhiên, một ca bệnh mới đây khiến bác sĩ Nguyễn Đình Liên đặc biệt lưu ý.

Thận của người bệnh này chứa tới 300 viên sỏi nhỏ, trong đó, có một viên sỏi san hô kích cỡ lớn.

Người bệnh chịu đựng sự đau đớn, khó chịu trong nhiều năm trời, đến khi không thể chịu được nữa, tới bệnh viện phẫu thuật thì đám sỏi thận đã nhân lên với số lượng khủng khiếp. 

Khi biết ca bệnh này, cả phòng của bệnh nhân đã "sốc nặng". 

Bác sĩ “sốc nặng” khi phẫu thuật “vét sạch” 300 viên sỏi trong thận bệnh nhân

300 viên sỏi thận "cư trú" trong thận bệnh nhân khiến cả phòng bệnh sốc nặng. Ảnh: BSCC

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến kết cục suy thận.

“Bệnh sỏi thận thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, quên uống uống nhưng lúc uống lại uống quá nhiều.

Nguyên nhân khác là do dị dạng đường nước tiểu khiến nước tiểu không thoát ra, đọng lại lâu dần tạo thành sỏi thận.

Chị em hay bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục, do không vệ sinh thường xuyên, làm cho vi trùng có cơ hội xâm nhập gây tình trạng viêm đường tiết niệu.

Về lâu dần tạo ra mũ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể hình thành nên sỏi thận. Bệnh cũng có thể gặp ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý”, Bác sĩ Liên cho biết.

Kỹ thuật tán sỏi qua da giúp hóa giải mối lo

Nếu sỏi thận nhỏ thì có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Hoặc đôi khi bằng các tác động như vỗ hông lưng, chạy, nhảy dây, tư thế trồng cây chuối, tư thế nằm nghiêng 45 -75 độ, đầu dốc trên ghế nghiêng có thể giúp người bệnh tiểu ra sỏi.

Thực tế, bác sĩ Liên đã từng gặp trường hợp bệnh nhân nữ nhờ phương pháp vỗ rung đã ra thêm 22 viên sỏi vỡi kích thước trung bình.

Bác sĩ “sốc nặng” khi phẫu thuật “vét sạch” 300 viên sỏi trong thận bệnh nhân

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Thu Hà

Tuy nhiên, nếu sỏi to, bị kẹt lại sẽ gây ra đau quặn thận, tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, viêm nhiễm, lâu ngày có thể dẫn đến xơ hóa đường tiểu và nhiều biến chứng khác.

Chính vì thế, bác sĩ Liên khuyên nếu gặp các triệu chứng như hay bị đau ở vùng lưng, háng hay dưới xương sườn, cảm giác đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi, hòa lẫn máu, đi tiểu liên tục, hay bị sốt, cảm giác ớn lạnh thì hãy đi khám để được phát hiện bệnh từ sớm.

Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, điều trị truyền miệng tiền mất tật mang. 

Hiện nay tại các bệnh viện lớn trên cả nước từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh dần dần áp dụng, triển khai kỹ thuật tán sỏi qua da dưới hướng dẫn của siêu âm. Ưu điểm của phương pháp này là vết rạch da nhỏ, đảm bảo chính xác, không có tác hại của tia phóng xạ....

Sau khi tán sỏi thận, niệu quản bằng các phương pháp nội sọi ngược dòng hay ngoài cơ thể, qua da, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống lợi tiểu, dễ tiêu để bài xuất các mảnh sỏi vụn, nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu hình thành trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.

Trong đó, Bệnh nhân nên ăn các loại hoa quả có tác dụng tốt cho dự phòng sỏi thận như đu đủ, dứa... Nếu không bị viêm loét dạ dày thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng được”, Bác sĩ Liên tư vấn.

 

Phòng bệnh sỏi thận:

- Uống đủ nước, tốt nhất là nước tinh khiết.

- Hạn chế ăn muối và protein động vật.

- Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung can-xi. 


Linh Giang

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Anh đừng bất chợt một ngày lại nhớ tới em