Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Xin đừng vì một like dạo mà khoét thêm nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

2017-07-10 09:52
- Khi mất mát đi qua, mỗi khi mở các trang mạng, họ lại thấy hình ảnh đứa con trai sau 5 ngày bị mất tích đã nhận cái kết bi thảm tràn ngập khắp nơi.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội facebook hình ảnh bé “Nô”- Trần Trung Nghĩa (SN 2011, trú TDP Trường Sơn, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị mất tích được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Dư luận thương cảm trước nỗi đau của vợ chồng trẻ. Ai cũng muốn chung tay chia sẻ hình ảnh của bé để giúp họ sớm tìm được con, mong một ngày cả nhà đoàn tụ.

Thế nhưng, liên tiếp những hình ảnh được cho là bé “Nô” được đăng tải lại như lưỡi dao cứa thêm vào nỗi đau của gia đình họ. Ban đầu, khi nhận được những dòng chia sẻ đó, hình ảnh đó, chắc hẳn bố mẹ bé Nô rất cảm kích. Nhưng rồi, họ bắt đầu thấy bị làm phiền. Trong tột cùng nỗi đau nhưng họ vẫn phải “giải thích” hình ảnh đó không phải là con mình. Và rồi, nỗi đau của họ càng nhân lên gấp bội.

Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Hãy cẩn trọng với nút like và đừng để nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Hãy cẩn trọng với nút like và đừng để nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Hãy cẩn trọng với nút like và đừng để nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

Đặc biệt, khi thông tin về bé “Nô” được cơ quan công an công bố, đã tìm thấy thi thể bé với nhiều vết đâm trên người, cư dân mạng vẫn chưa ngừng share hình ảnh cháu bé và suy diễn tùm lum.

Từ câu chuyện đau lòng về bé Nghĩa, nhiều người đã phải thốt lên rằng: Đừng “vui tay” mà nhấn nút “share” trên facebook - Có thể mất mạng chỉ vì 1 nút share!

Khi cộng đồng chung tay để giúp đỡ một hoàn cảnh đáng thương hay những mất mát của đồng loại thì đó là hành động nên làm. Nhưng cũng không loại trừ có những trường hợp share thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc không cần kiểm chứng chỉ để câu “like”…

Quay trở lại câu chuyện bé “Nô”. Khi hình ảnh cháu bé lan truyền với tốc độ ‘tia chớp” trên mạng suốt nhiều ngày qua có thực sự thể hiện sự chia sẻ với gia đình nạn nhân hay càng khoét sâu hơn nỗi đau, nỗi ám ảnh của người trong cuộc?

Bởi lẽ, khi mất mát đi qua, mỗi khi mở các trang mạng, họ lại thấy hình ảnh đứa con trai sau 5 ngày bị mất tích đã nhận cái kết bi thảm tràn ngập khắp nơi. Đó với họ thật sự là những hình ảnh ám ảnh và đau lòng mà bản thân họ đang cố gắng muốn quên đi.

Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Hãy cẩn trọng với nút like và đừng để nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

Không chỉ riêng vụ việc này, trước đó cũng có nhiều tình huống tương tự. Một đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội, ròng rã nhiều năm trời đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm để tìm kiếm con. Thậm chí, cặp vợ chồng này còn bán hết cả nhà cửa để có tiền đi tìm con bị bắt cóc. Hễ thấy ai ”đưa tin” hoặc đăng tải thông tin tương tự về con mình, đôi vợ chồng lại khăn gói quả mướp lên đường tìm con.

Và rồi, những thông tin chưa được kiểm chứng đã khiến vợ chồng họ hao tổn tiền bạc, sức khỏe cũng như ngày càng chìm sâu vào nỗi tuyệt vọng.

Cũng có luồng ý kiến cho rằng, việc chung tay chia sẻ hình ảnh về những cháu bé của nạn bắt cóc là sự quan tâm của cộng đồng mạng với những gia đình nạn nhân, sao lại nói việc share có thể mất mạng? Nhưng sự quan tâm phải đúng chừng mực nếu không sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”.

Từ vụ bé Nô ở Quảng Bình: Hãy cẩn trọng với nút like và đừng để nỗi đau gia đình âm ỉ không nguôi

Thực tế, không biết từ lúc nào Facebook trở thành một phần đời sống của các bạn trẻ. Ở bất kì nơi đâu tại thời điểm nào, chúng ta cũng dễ bắt gặp hình ảnh các bạn đăng nhập và kiểm tra thông tin. Không thể phủ nhận những giá trị trang xã hội này mang lại. Tuy nhiên, like ở mọi nơi mọi lúc, like trở thành thói quen hành vi mỗi ngày và khó bỏ. Nhưng đến mức cuồng like, cuồng share thì thiết nghĩ là không.

Nhiều cư dân mạng hiện nay không phải cuồng like, cuồng share mà là do không nhận thức được phía sau những nút like lại thể hiện nhân cách của một con người.

Có nhiều người, thường xuyên ra vào face, các bạn không dành thời gian lưu tâm đến nội dung những trang mà mình đã like. Những chuỗi hành động được thực hiện một cách cảm tính thì rất khó để các bạn biết được là mình nên hay không nên làm như vậy. Thậm chí, có những hình ảnh về vụ bắt cóc hay vụ tai nạn thương tâm, nhiều người lại “nhiệt tình” vào like và share. Có khi họ cũng chưa đủ vốn sống và kinh nghiệm để có thể ngay sau hành động biết mình đúng hay sai, nên hay không nên.

vụ bé Nô ở Quảng Bình

Like, share một nét văn hóa, một kiểu “ngoại giao” có khi chính thức và không chính thức của nhiều người trên mạng ảo. Nhưng chúng ta phải biết chịu trách nhiệm trước thông tin mình share, sử dụng facebook cũng không nên cuồng like, cuồng share để rồi tự đánh mất giá trị một người giữa đám đông!

Trong thực tế, đã có nhiều câu chuyện “nút share giết người” xảy ra. Nhiều người đăng tin thất thiệt, hình ảnh chế để tăng thêm độ tin cậy cho thông tin “trên trời” của mình. Khi thấy “tin hot”, nhiều người cũng chia sẻ và hệ lụy những nạn nhân trực tiếp của “nút share” ấy là người lĩnh hậu quả. Thông tin cũng có lắm kiểu, hãy chọn lọc, sáng suốt mà tiếp thu. Mỗi người ném viên đá nhỏ không thể làm ai chết. Nhưng cả nghìn người ném thì cũng làm chết người như chơi.

Người viết xin mượn vụ việc bé “Nô” để nhắc nhở phụ huynh chú ý trông chừng trẻ cẩn trọng hơn. Ngoài ra cư dân mạng hãy cẩn trọng với những nút share. Đừng để cái xấu càng ngày càng có cơ hội lộng hành và nỗi đau của gia đình nạn nhân âm ỉ không nguôi.

Diệp Chi

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hà Hồ sẽ 'khóc thét' khi nghe được những bản hit của mình bị đạo trắng trợn