Ảnh: Bi kịch người phụ nữ bị chồng cắt tai, bạo hành như "cơm bữa"

Hạnh Nguyên Mai 2014-09-26 14:34
- (Em đẹp) - Những hình ảnh phụ nữ bị bạo hành đến mức cắt tai, chặt đứt bàn tay khiến nhiều người không khỏi sốc.
>>> Từ vụ bé trai 14 tuổi bị hành hạ: Sai lầm nếu nghĩ chỉ con gái mới dễ bị xâm hại

Tại đất nước Papua New Guinea - bạo hành gia đình là nỗi ám ảnh bao trùm lên cuộc sống của phần lớn phụ nữ. Theo thống kê, 2/3 số nữ giới ở đây thường xuyên bị bạo hành. Đằng sau mỗi mái nhà tưởng chừng yên ổn lại có bao nhiêu nỗi đau giằng xé. Đau đớn về thể xác, những vết thương tồn tại dai dẳng nhưng họ không dám lên tiếng vì nỗi sợ người chồng vũ phu.

Dưới đây là chùm ảnh cận cảnh cuộc sống, nỗi đau của những phụ nữ từng bị bạo hành, hãm hiếp.


Rasta Swa (Papua New Guinea) với bàn tay dị tật. Năm 2003, một người đàn ông tại ngôi làng của cô sinh sống chết đột ngột, Rasta bị dân làng khép tội phù thủy đã hại chết người đàn ông đó. Tại tang lễ, người ta đem theo vũ khí để chặt đầu cô, trong tuyệt vọng Rasta đã dùng tay để ôm lấy đầu. Sau khi đã chặt cụt bàn tay của cô gái, dân làng "cho phép" cô được sống nhưng phải rời bỏ ngôi làng vĩnh viễn.


Bức ảnh về đám cưới tại một ngôi làng ở Papua New Guinea. Tại đây, sau khi gia đình nhà trai trao lễ vật cho nhà gái, các cô dâu sẽ bị coi như một thứ đồ được bố mẹ chồng mua về và bị đối xử như đồ vật.


Richard Bal cùng người vợ với một bên tai bị biến dạng do chính ông ta dùng dao cắt. Theo số liệu điều tra hồi những năm 80, gần 70% phụ nữ ở quốc gia này bị chồng bạo hành, ở một số vùng khác con số này là 100%. Những cuộc điều tra khác tiến hành cách đây không lâu cho thấy hiện tượng này không hề được cải thiện.


Một bức tranh được vẽ bởi một em nhỏ mong muốn gia đình được sống trong hòa thuận, không bạo lực.

Hilda 8 tuổi, từng bị hãm hiếp trên đường đi học, cô bé sợ hãi nhìn ra ngoài qua một lỗ nhỏ trong phòng. Rất nhiều người qua đường chứng kiến sự việc xảy ra với em nhưng không một ai can thiệp, cũng không một người báo cảnh sát, người dân ở đây cho đó là một việc hết sức bình thường. Có khoảng 17% số nữ giới bị cưỡng bức ở vào độ tuổi 13 – 14ở Papua New Guinea.


Rose (21 tuổi) sau khi chung sống cùng một người đàn ông thường xuyên đánh đập mình đã quyết định bỏ nhà đi. Cô đến thành phố Lae với hi vọng tìm được một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Không có sự ủng hộ của người thân, tại đây Rore chỉ còn biết làm gái để nuôi thân với giá 1USD/lần tiếp khách. Mỗi ngày cô kiếm được 15USD đến 50USD.


Hình ảnh một nhân viên an ninh tại một hộp đêm Papua New Guinea, hành vi bạo hành phụ nữ đang diễn ra xung quanh. Bởi vì, nam giới ở đất nước này có thói quen uống say đến mất kiểm soát sau một tuần làm việc.



Hình ảnh một thành viên băng đảng xã hội đen tại Port Moresby (thủ đô của Papua New Guinea). Thủ lĩnh của băng nhóm "Dirty Dons 585" quy định: "Muốn gia nhập băng đảng đầu tiên phải biết ăn trộm, sau đó bắt buộc phải cưỡng hiếp một người phụ nữ để chứng mình bản thân, hành động này sẽ được đánh giá cao hơn nếu sau khi cưỡng hiếp giết luôn người phụ nữ đó, như vậy sẽ tránh được phiền hà cho cảnh sát".


Daniela Solange (34 tuổi) cùng con trai 1 tuổi tại nhà riêng trông tồi tàn. Rất nhiều phụ nữ cùng trẻ em ở Papua New Guinea sinh sống trong những túp lều tạm dựng bằng những vật liệu đơn giản, không hề có cửa hay những công cụ bảo vệ khác.


Mary Elaes - vợ của một thành viên băng đảng xã hội đen tại Papua New Guinea. Chồng cô chỉ trở về nhà mỗi khi đói bụng và nếu không tìm thấy đồ ăn hắn không ngần ngại trút lên cô những trận đòn. Do phạm tội, chồng của Mary bị cảnh sát đến nhà truy nã, do không tìm thấy hắn nên Mary phải thay chồng theo cảnh sát về đồn.


Rachel Philip (21 tuổi) cùng 2 đứa con tại một gian phòng trong trại tị nạn. Rachel đã quyết định bỏ trốn khỏi người chồng thường xuyên dùng dao uy hiếp và đánh đập mình, đáng nói hơn chồng cô là một cảnh sát. Cùng phòng với Rachel là bé Deslin Max (13 tuổi), em là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp.


Tại một nhà tù ở Port Moresby, Andres Sime (39 tuổi) đang ở trong phòng giam đợi phán quyết của tòa án cho tội danh hiếp dâm, đáng nói là hành động phạm tội này của hắn không chỉ mới diễn ra một lần. Phần lớn tù nhân phạm tội bạo hành ở đây đều nhanh chóng được thả, nguyên nhân là do người bị hại sợ hãi mà không dám đứng ra làm chứng, hoặc những người vợ bị bạo hành sợ chính chồng của mình nên không dám khởi kiện.


Tại tỉnh Morobe (Papua New Guinea), một người phụ nữ tuyệt vọng đứng trên đỉnh núi nhìn về phía xa. Ở khu vực này, 90% phụ nữ được hỏi đều đã ít nhất một lần bị bạo hành. Dưới áp lực của dư luận thế giới, cuối năm 2013, Chính phủ Papua New Guinea đã đưa ra điều luật đầu tiên về chống bạo hành gia đình, tuy nhiên việc xử lý các trường hợp phụ nữ bị ngược đãi ở Quốc gia này vẫn còn rất nan giải.

Đọc thêm vụ cháu bé 4 tuổi bị hành hạ dã man:

Hình ảnh thương tâm của cháu bé 4 tuổi bị bố mẹ đánh đập dã man


Bố mẹ đánh con 4 tuổi chấn thương sọ não: Luật sư nói gì?


Vụ trẻ 4 tuổi bị bạo hành ở Bình Dương: Ai sẽ nuôi bé sau khi xuất viện?

Hạnh Nguyên Mai
(Dịch theo SN)
logo smaill



Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên