Mẹ bầu Sam gặp một vấn đề lúc nửa đêm, nhiều chị em đồng cảm

Khánh Chi 2024-01-31 13:31
- Rất nhiều bà bầu ở tháng cuối thai kỳ gặp phải vấn đề này.

Mất ngủ là một hiện tượng phổ biến thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Mới đây, hot mom Sam cũng đã chia sẻ về vấn đề này khiến nhiều bà bầu khác cảm thấy đồng cảm. Mẹ bầu này than thở: "Mất ngủ đúng là một trạng thái khó chịu. Tôi thức giấc vào lúc 2 giờ sáng và không thể quay lại giấc ngủ. Thật khó chịu".

Trước đó, Sam tâm sự trải qua nhiều biến đổi trên cơ thể khi mang thai lần đầu. Nữ diễn viên sinh năm 1990 bị nôn mửa, da bị mụn phát ban, đến mức không dám rời khỏi nhà trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau khi tình trạng nôn mửa giảm bớt, Sam mới gặp lại bạn bè.

Mẹ bầu Sam gặp một vấn đề lúc nửa đêm, nhiều chị em đồng cảm

Mẹ bầu Sam gặp một vấn đề lúc nửa đêm, nhiều chị em đồng cảm

Tình trạng sức khỏe của Sam khi mang thai đã làm nhiều người hâm mộ lo lắng, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Do đó, mẹ bầu cần duy trì sức khỏe tốt, vì mất ngủ không chỉ làm tăng stress, còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Mẹ bầu Sam gặp một vấn đề lúc nửa đêm, nhiều chị em đồng cảm

Mẹ bầu Sam gặp một vấn đề lúc nửa đêm, nhiều chị em đồng cảm

Tuy nhiên, không chỉ riêng Sam mà hầu hết các mẹ bầu trong giai đoạn này đều phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Vậy có cách nào để cải thiện tình trạng này không?

Các biểu hiện của mất ngủ ở mẹ bầu bao gồm:

- Trằn trọc, khó ngủ, và cảm giác khó chịu trong cơ thể khiến việc ngủ trở nên khó khăn.

- Tỉnh giấc vào giữa đêm và khó chịu khi không thể ngủ tiếp sau khi tỉnh dậy trong khoảng 30 phút.

- Thường xuyên trải qua tình trạng không ngủ đủ giấc vào buổi tối nhưng lại thức dậy sớm vào buổi sáng.

- Cảm giác mệt mỏi, bần thần, và suy nhược tinh thần sau khi thức dậy.

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu

Chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai có nhiều nguyên nhân đa dạng:

- Tiểu đêm: Trong quá trình mang thai, việc tử cung ngày càng phát triển và áp lực lên bàng quang, đặc biệt là vào buổi tối, gây khó khăn trong việc giữ giấc ngủ do việc tiểu đêm thường xuyên đánh thức.

- Đau lưng và chuột rút: Áp lực từ sự phát triển của thai nhi làm tăng nguy cơ đau lưng, đau hông, và các tình trạng chuột rút, tạo điều kiện không thuận lợi cho mẹ bầu có giấc ngủ sâu và yên bình.

- Ốm nghén: Tình trạng ốm nghén có thể gây mệt mỏi và khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

- Vấn đề hô hấp: Thay đổi trong hơi thở, như thở sâu hơn và khó thở, cũng góp phần tạo ra môi trường không thuận lợi cho giấc ngủ, do sự biến đổi hormone trong cơ thể.

- Tăng nhịp tim: Sự tăng nhịp tim trong thai kỳ để đảm bảo cung cấp đủ máu cho thai nhi là một yếu tố làm tăng khả năng mất ngủ ở mẹ bầu.

- Sự phát triển của thai nhi: Sự hoạt động của thai nhi, như xoay, đạp vào bụng mẹ, đặc biệt là vào ban đêm, có thể làm mất yên giấc ngủ của mẹ bầu.

- Lo lắng: Tâm trạng lo lắng, với những lo ngại về sức khỏe của thai nhi, những cảm xúc không ổn định và những suy nghĩ về sự chuẩn bị cho việc làm mẹ, đều là nguyên nhân chính gây mất ngủ ở mẹ bầu.

Khánh Chi (Tổng hợp)

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Nửa đêm xem World Cup, khán giả Việt kêu đau tim khắp cõi mạng vì lý do này