Những điều các ông bố nên làm để giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh

Nguyễn Mai 2015-09-07 19:10
- Sinh con quả thật là niềm vui lớn lao của người cả cha và mẹ, nhưng cũng vì có thêm một sinh linh bé nhỏ trong tổ ấm của gia đình mà bạn cảm thấy áp lực và thậm chí là rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh.
Là người đàn ông trụ cột của gia đình, bạn có thể làm gì để giúp bà xã mình cởi bỏ bớt lo lắng và tận hưởng kỳ nghỉ sinh hạnh phúc? Hãy tìm hiểu vấn đề trầm cảm sau sinh của cô ấy trong bài viết này!
Các yếu tố gây ra trầm cảm sau sinh
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm sau sinh của phụ nữ. Đó chưa chắc là dấu hiệu xấu về mối quan hệ của vợ chồng bạn. Thay vì vậy, đó có thể là kết quả của quá nhiều thay đổi và suy nhược cơ thể sau sinh của cô ấy. Chính xác, trầm cảm sau sinh là bệnh tâm lý của rất nhiều phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Thậm chí, những người chồng cũng có thể “lây” căn bệnh này từ người vợ của mình vì lo lắng cho sức khỏe của bà đẻ, khả năng của cô ấy để chăm sóc cho con hoặc lo lắng không muốn cô ấy vất vả khi chồng phải đi làm để vợ con ở nhà.
Làm thế nào để giúp cô ấy thoát khỏi trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm lý không thể dễ dàng chữa bằng thuốc đơn thuần mà cần kết hợp các phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý lâu dài. Tuy nhiên, bạn không nên coi việc chữa bệnh này là một nhiệm vụ quá nặng nề. Chính sự yêu thương, chăm sóc và động viên tinh thần là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu nhất để giúp bà đẻ vượt qua những chấn động tâm lý dễ dàng.
Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng cô ấy được đi khám bệnh và được áp dụng những liệu pháp chữa trị đáng tin cậy như có chuyên gia tư vấn, sử dụng thuốc men có nguồn gốc và sự động viên hỏi thăm của gia đình, bạn bè. 
Đừng ngại hỏi bác sĩ về những thông tin của bệnh trầm cảm sau sinh và tìm hiểu các triệu chứng lạ của cô ấy có thể liên quan đến căn bệnh này. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời bằng liệu pháp tâm lý, cô ấy sẽ nhanh chóng bình phục và không phải phụ thuộc vào các loại thuốc chữa trầm cảm lâu dài. 
Những điều các ông bố nên làm để giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh
Hỗ trợ bằng tinh thần
Bạn không nên tỏ ra lo lắng vì sự lo lắng ấy không giúp vợ mình cải thiện tình hình bệnh trầm cảm. Hãy xác định rằng đây là giai đoạn khó khăn của cả hai người. Là một người đàn ông, bạn phải học cách quản lý cảm xúc tốt. Hãy cố gắng kiên trì với người vợ đã sinh ra đứa con như thiên thần của bạn. Hãy làm những việc khiến cô ấy vui vẻ, cười đùa và làm cùng bạn. Sự gắn bó, sát cánh của người bạn đời ở bên sẽ giúp vợ bạn quên đi hết những lo lắng và chấn động tâm lý sau khi sinh con. 
Hãy khuyến khích cô ấy thể hiện cảm xúc và bộc lộ cảm xúc trước mọi người. Sự lắng nghe và chia sẻ có thể giúp cô ấy hồi phục tự nhiên và hiệu quả nhất. Nếu bạn nghĩ mình cũng rơi vào trạng thái trầm cảm giống người vợ của mình, nhiệm vụ của bạn lúc này trở nên khó khăn hơn nhưng không có nghĩa là không có cách giải quyết. Hãy ở bên cô ấy nhiều hơn. Không được để mình trong trạng thái kiệt sức và tiêu cực. Làm việc nhà như nấu ăn, dọn dẹp nhà có thể là lựa chọn thú vị để bạn khởi động chân tay và lấy lại tinh thần làm việc hiệu quả. Nếu có thể, hãy gợi ý cô ấy làm việc nhà cùng và đừng bao giờ chê trách cô ấy lười biếng. 
Trong việc chăm sóc con cũng vậy. Đó là nhiệm vụ chung của hai người. Hãy khiến cô ấy cảm nhận rằng chăm sóc con là việc làm đem lại nhiều niềm vui và cô ấy không phải làm một mình. Nếu cần, cô ấy nên gọi bạn đến để giúp đỡ. Cũng trong thời gian người phụ nữ của bạn có những chấn động về tinh thần, bạn không nên có những quyết định lớn như mua nhà hoặc mua xe. Hãy để đến khi cô ấy bình phục hẳn và thực hiện những việc làm đó để giảm bớt các áp lực về tài chính trong việc trả góp tiền nợ hàng tháng.
Một vài ý tưởng giúp phụ nữ thoát khỏi trầm cảm sau sinh sớm:
Ngoài những gợi ý trên, bạn cũng nên áp dụng một vài cách dưới đây để giúp bà xã mình bình phục sức khỏe tinh thần sau sinh nhanh hơn, như:
•    Thông báo cho người thân biết tin gia đình bạn vừa có thêm em bé và mời họ đến nhà thăm mẹ con cô ấy.
•    Dành thêm nhiều thời gian cho gia đình, thay vì công việc.
•    Dành thêm nhiều thời gian cho những đứa trẻ khác của bạn, chứ không riêng gì em bé mới.
•    Nấu cơm cho cô ấy
•    Tắm cho cô ấy
•    Hôn và va chạm cơ thể với cô ấy nhiều hơn
•    Tâm sự với cô ấy nhiều hơn
•    Tỏ ra hài hước để cô ấy cười nhiều hơn
•    Đảm bảo được vấn đề tài chính để người ấy yên tâm tập trung vào việc chăm sóc con nhỏ.
•    Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để đem lại động lực cho cô ấy.
•    Kiểm soát việc dùng thuốc chữa trầm cảm của cô ấy.
•    Áp dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ cô ấy dùng thuốc chữa trầm cảm ít nhất một năm trước khi cố gắng mang thai lần tiếp theo.
Những dấu hiệu đáng chú ý:
Khi biết chắc chắn rằng người bạn đời của bạn cần phải được điều trị trầm cảm, hãy luôn chú ý đến tình hình sức khỏe của cô ấy và con nhỏ của bạn để đẩy lùi những tình huống xấu, ví dụ như:
•    Khi cô ấy nói những lời ác ý hoặc gây hại cho chính mình và con nhỏ.
•    Làm những việc lạ như không có phản ứng khi được hỏi, hay ngồi một mình, không trò chuyện với con và thay đổi cảm xúc thất thường.
•    Không có giao tiếp xã hội
•    Có tâm trạng tuyệt vọng (ví dụ như khi nói “Anh sẽ sống tốt hơn nếu không có em”).
•    Hoang tưởng 
Xem thêm

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Làm đẹp sau sinh

Nguyễn Mai Nguồn: RC
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 gam màu hot trend mùa thu, nàng sang chảnh như mặc đồ hiệu