Cách trị bệnh tiêu chảy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Nguyễn Mai 2015-01-20 11:22
- Tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé từ 1 - 3 tuổi. Các mẹ nên hiểu rõ về diễn biến bệnh, cách điều trị và phòng tránh để bé luôn khỏe mạnh nhé.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ. Triệu chứng của bệnh là phân lỏng, miệng khô, mắt khô, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu màu sẫm và trẻ đi ngoài với tuần suất liên tục. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ do mất nước nhiều và sốt cao.
Bổ sung nước là việc quan trọng nhất để tránh tình trạng mất nước trong cơ thể - có thể nguy hiểm với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi.
Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy do một loại vi rút ở niêm mạc ruột gây ra, đôi khi do vi khuẩn hay ký sinh trùng. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước ép hoa quả hay dị ứng thực phẩm cũng có thể dẫn đến tiêu chảy. 
Tiêu chảy kéo dài trong bao lâu?
Tiêu chảy do vi rút gây ra thường kéo dài vài ngày cho đến 2 tuần nếu không được điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị bao gồm việc bổ sung nước và ngăn chặn sự mất nước do bệnh tiêu chảy gây ra. 
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Chất lỏng:
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và cả sữa. Nếu trẻ không ăn thức ăn rắn, bạn có thể cho bé ăn cháo, thức ăn lỏng và nên chọn sữa thay nước để bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé. Bạn cũng có thể dùng dung dịch điện giải glucose để giúp trẻ tránh bị mất nước. Tránh dùng nước ép trái cây vì trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn. 
Đồ rắn: 
Thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây rất tốt cho đường tiêu hóa của trẻ khi bị tiêu chảy. Do đó, bạn chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn trên và tránh các đồ nhiều đường, dầu mỡ khi điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, bánh quy hay bánh mặn cũng rất thích hợp để bổ sung natri, trong khi đó sữa chua và trứng luộc bổ sung thêm protein cho trẻ bị tiêu chảy.
Điều trị tiêu chảy nhẹ
Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên:
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột.
Cho trẻ uống nhiều nước.
Sữa không ảnh hướng đến tiêu chảy nên bạn có thể cho trẻ uống thêm sữa.
Không ăn quả hay hạt họ đậu, hoặc các thực phẩm khác làm phân lỏng.
 
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên để tránh vi rút gây bệnh tái xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.
Cho trẻ uống thêm lợi khuẩn để tăng lượng vi khuẩn tốt cho đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.
Không nên cho trẻ uống nước soda hay nước ngọt vì chúng có nhiều đường và không có muối hỗ trợ giữ nước trong cơ thể.
Chỉ cho trẻ uống nước không trong vòng 4 – 6 tiếng, sau đó bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều calo khác.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ bởi đường ruột và sức đề kháng của trẻ yếu. Bạn cần nhớ phải vệ sinh cho trẻ sạch sẽ khi thay tã hoặc nhắc trẻ rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh. Mọi người đều có thể mắc bệnh tiêu chảy, vậy nên nếu ai đó trong gia đình bạn gặp bệnh này, bạn cần tăng cường vệ sinh cho trẻ, thậm chí là cách ly trẻ không chơi với người bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hãy vệ sinh toilet sạch sẽ để vi rút gây tiêu chảy không lây lan ra môi trường.

Gọi cấp cứu khi gặp những tình huống sau:
Trẻ có dấu hiệu mất nước: miệng khô, mắt khô, không đi tiểu trong hơn 12 giờ.
+ Nôn mửa nhiều lần
Đi ngoài ra máu
Phân lỏng dạng nước
Trẻ bị ốm sốt
Phân như có mủ
Sốt hơn 3 ngày
+ Bị tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài trong hơn 2 tuần.
Nguyễn Mai Nguồn: CHNW
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Những câu nói sâu sắc và thấm thía của Trấn Thành về tình yêu