Các bệnh thường gặp về da ở trẻ sơ sinh

Thụy Du 2015-01-17 20:28
- Làn da của bé rất nhạy cảm và cần được quan tâm, chăm sóc dù chỉ là 1 nốt ngứa nhỏ.

Nói đến làn da của trẻ sơ sinh, bất cứ ai cũng nhận thức được ngay rằng đó là 1 làn da khá nhạy cảm. Làn da đóng vai trò như 1 hàng rào bảo vệ, chống lại nhiều tác hại từ ánh mặt trời cho đến vi khuẩn. Nhưng phải mất khoảng 1 năm kể từ khi bé sinh ra, làn da mới có thể đảm nhiệm được hết chức năng của mình. Do đó việc chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh hết sức cần được lưu ý.

Dưới đây là các bệnh về da thường gặp đối với trẻ sơ sinh và nguyên nhân, cách chữa trị mà các mẹ có thể tham khảo.

Hăm kẽ

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các nếp gấp trên da cổ của bé, ngấn da, kẽ bẹn, kẽ mông... Nó thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và có thân hình mũm mĩm.

Nguyên nhân chính là do độ ẩm quá mức từ nước dãi, mồ hôi đọng lại ở các nếp gấp trên da của bé. Nó có thể gây đau rát, ngứa, thậm chí gây mủ, chảy dịch.

Cách chữa trị tốt nhất là mẹ cần tắm rửa sạch cho bé với nước và bôi kem dưỡng ẩm. Bạn có thể dùng sữa tắm có độ axit nhẹ nhằm giúp độ pH tự nhiên của da bé được cân bằng.


Rôm sảy

Rôm sảy có thể xuất hiện trên mặt, cổ, lưng hoặc phía dưới mông của bé. Nó xuất hiện giống các mụn đỏ nhỏ xíu.

Nguyên nhân là do làn da của bé không có khả năng điều tiết nhiệt tốt. Bất cứ khi nào trời quá nóng 1 chút, bé lại mặc quần áo khá chật hoặc ngồi lâu trên ghế xe ô tô, cũng có thể gây ra các nốt rôm sảy này.

Cách xử lý tốt nhất là cho bé mặc quần áo mát mẻ, tránh xa nơi nhiệt độ quá nóng, nhất là vào mùa hè.

Tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này thường xuất hiện trên da đầu và lông mày, phía sau tai hoặc trên cổ, má và ngực bé. Nó thường xảy ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trên da đầu và lông mày, hội chứng tăng tiết bã nhờn trông giống như vảy gàu, mặc dù nó cũng có thể xuất hiện thành 1 lớp vảy dày, màu vàng. Phía sau tai, tăng tiết bã nhờn khiến làn da như bị nứt và có vảy. Trông các lớp vảy này có thể khá khó coi nhưng có lẽ sẽ không gây hại cho em bé bằng các loại hiện tượng về da khác.

Cách chữa truyền thống là chà 1 chút dầu ô liu hoặc dầu gội cho em bé lên da đầu rồi gội sạch. Mẹ cũng có thể làm sạch da đầu, sau tai và các khu vực khác của bé với 1 lượng nhỏ dầu gội trị gàu.


Bệnh chàm (eczema)

Eczema có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3 hoặc 4. Nó có thể khiến bé cảm thấy rất ngứa trên da.

Biểu hiện của bệnh là ngứa, xuất hiện các vết đỏ loang lổ hoặc nứt da, chảy mủ và đóng vảy. Bệnh này được cho là do khá nhiều nguyên nhân gây ra như thời tiết nóng có thể gây đổ mồ hôi, kích thích da. Thời tiết lạnh có thể làm khô da. Xà phòng và quần áo, đặc biệt là len, cũng có thể gây ảnh hưởng đến bé.

Để chữa bệnh này, bạn hãy làm sạch da bé 1 cách nhẹ nhàng sau đó bôi kem dưỡng ẩm lên da 2 lần/ngày. Đối với trường hợp nặng hơn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về việc dùng thuốc mỡ chứa steroid giúp giảm viêm nhiễm.

Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng

Bệnh này gây ra do bé đã tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa hay thậm chí là các loại cây cỏ khác. Nó gây các nốt đỏ, ngứa ngay tại vị trí da tiếp xúc.

Nếu bệnh xảy ra trên khắp cơ thể bé thì xà phòng hoặc chất tẩy rửa có thể là thủ phạm. Nếu chúng xuất hiện trên ngực và cánh tay thì có thể do áo bẩn chưa giặt. Còn nếu bệnh xảy ra trên chân thì có thể do bé tiếp xúc với thảm, cây cỏ và bị kích ứng.

Nếu vết đỏ trông khô, cách đơn giản là bạn chỉ cần loại bỏ các thứ gây kích ứng da của bé: dùng xà phòng, bột giặt nhẹ, bỏ tấm thảm đi, giặt lại áo. Nếu vết ngứa nặng, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Thụy du - (Dịch theo PT)
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 sao Hoa ngữ sở hữu tài sản kếch xù nhưng là thánh tiết kiệm