17 thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú (tt)

2015-09-26 15:54
- Các chất kích thích, chất có cồn hoặc các loại gia vị gây cay nóng... là những thực phẩm bạn nên tránh khi đang cho con bú vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Lúa mì

Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân.

Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

Các sản phẩm bơ sữa

Nhiều trẻ không thể dung nạp sữa bò các loại. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm làm từ bơ sữa (yogurt, kem và phô mai), các tác nhân gây dị ứng đó có thể theo vào bầu sữa của bạn, gây những triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bơ sữa của bé như đau bụng và ói, không ngủ được và chàm, hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước.

Bạn có thể thử ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra. Một số trẻ cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ đồng thời phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

Rau mùi tây

Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.

17 thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú (tt)

Bắp (ngô)

Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến, nhưng lại rất khó xác định.

Bạn nên ghi lại cẩn thận chi tiết khẩu phần ăn của mình thật cụ thể (ví dụ thay vì ghi bim bim thì hãy ghi cụ thể là bim bim bắp) và bất kỳ triệu chứng dị ứng nào mà bé thể hiện trong ngày hôm đó. Nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này.

Các loại hải sản có vỏ cứng

Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Đậu phộng

Nếu gia đình bạn có thành viên dị ứng với thực phẩm, bạn nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình.

Hãy chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Tuy nhiên, một số bé lại không thể hiện triệu chứng khi bị dị ứng với đậu phộng.

Đậu nành

Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành.

17 thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú (tt)

Nếu bạn nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ). Sau hai tuần, thì có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Bạc hà

Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận.

Bạn có thể thay thế bằng một tách trà hoa cúc. Các thành phần trong hoa cúc khi vào sữa mẹ có tác dụng làm dịu cho bé và cả bạn nữa. Bạn cũng cần phải hạn chế sử dụng kẹo bạc hà và thuốc ho bạc hà vì cả hai đều có chứa tinh dầu bạc hà.

(Theo MB)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Giảm mỡ bụng tức thì với bài tập Tabata HIIT