Tắm mùa đông: Những điều cần nhớ phòng đột quỵ

2014-12-03 21:20
- Vào mùa đông, không phải tắm hàng ngày đã là một điều tốt.

Đông đến, nhiều người vẫn thường có thói quen tắm nước lạnh; hoặc đi thể dục thể thao về, cơ thể đang nóng vẫn tranh thủ tắm luôn. Cũng chính vì sự tranh thủ đó mà không ít người đã phải nhập viện cấp cứu.


Đó là trường hợp của bạn Đông (sinh viên năm thứ 3, Đại học Điện lực) phải vào Bệnh viện E cấp cứu do tắm nước lạnh lúc 7 giờ tối. Theo bác sĩ Thu Hương (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, Hà Nội) bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cơ thể bị cảm lạnh, cũng may là được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không ảnh hưởng gì đến tính mạng.

 

Theo bác sĩ Hương, việc các bạn thanh niên, sinh viên chơi thể thao xong tắm luôn khi người chưa ráo mồ hôi trong mùa đông là việc làm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là những trường hợp có bệnh tim hoặc huyết áp. Nếu không cẩn thận còn có thể dẫn đến tử vong.

 

 

 

 

Không chỉ có các thanh niên, mà ngay cả những người đã trung tuổi nếu không cẩn thận sẽ phải nhập viện cấp cứu sau khi tắm.

 

Để minh chứng cho trường hợp này, bác sĩ Hương kể về 1 trường hợp của anh H.V.D (52 tuổi) ở Xuân Đỉnh, Hà Nội nhập viện khi vừa tắm xong, bước ra khỏi phòng.

 

Theo đó, bệnh nhân này rất cẩn thận, tắm nước nóng và chuẩn bị sẵn quần áo để mặc nhưng điều làm bệnh nhân choáng vàng phải vào viện đó chính là việc tắm nước nóng quá lâu ở trong phòng kín, khi ra môi trường bên ngoài bị nhiệt độ lạnh tác động trực tiếp vào cơ thể, khiến cơ thể không đáp ứng kịp nên đã ngất.

 

Chú ý nhiệt độ, thời gian tắm

 

Chia sẻ về vấn đề này với phóng viên, bác sĩ Võ Tường Kha (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) cho biết, tắm nước lạnh vào mùa đông cũng là một cách để rèn luyện cơ thể, tăng sức chống chịu thích nghi của cơ thể với thời tiết giá lạnh.

 

Tuy nhiên, khi tắm nước lạnh thì cần chú ý, vì không phải ai cũng có thể tắm nước lạnh và coi tắm nước lạnh như một phương pháp rèn luyện thân thể, đặc biệt là các cụ già lớn tuổi và trẻ nhỏ. Vì hành động này rất dễ gây ra đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Cho nên không được mạo hiểm tắm nước lạnh mùa đông.

 

“Những người tập được thói quen tắm nước lạnh mùa đông không nhiều. Tắm được nước lạnh mùa đông cần phải tập luyện để thích nghi, có sức khoẻ tốt. Khi đã tắm quen sẽ giúp cơ thể miễn dịch, sức khoẻ dẻo dai... Tuy nhiên, thói quen này rất nguy hiểm nếu không kiểm soát được cơ thể”, BS  Kha khuyến cáo.

 

Đặc biệt, với những người bị huyết áp quá cao, khi gặp nước lạnh, huyết quản sẽ co lại đột ngột, lượng máu lớn sẽ dồn về nội tạng làm cho huyết áp đã cao lại càng cao hơn, có thể làm vỡ mạch máu não gây xuất huyết, hôn mê, thậm chí tử vong.

 

Để tránh những bất trắc có thể xảy ra với cơ thể, các bác sĩ khuyến cáo, cách tốt nhất là nên tắm nước ấm phù hợp với cơ địa của mỗi người, chứ không nên tắm nước lạnh.

 

Bởi nước ấm dù là mùa đông hay màu hè đều rất tốt cho cơ thể giúp khí huyết và mạch máu lưu thông nên không có gì đáng lo ngại.

 

Ngoài ra, cần phải chú ý mùa đông dù tắm nước ấm hay nước lạnh cùng phải ở trong phòng kín gió, tránh đến mức tối đa sự tác động của thời tiết lên cơ thể trực tiếp. Hơn nữa, khi tắm gội xong cần chuẩn bị sẵn quần áo, lau khô người, mặc đủ ấm rồi mới ra khỏi phòng tắm, để tránh trường hợp đột ngột khi gặp thời tiết lạnh ở ngoài.

 

 
 Tắm mùa đông cần lưu ý:
 
- Không tắm lâu quá
- 2-3 ngày tắm/lần
- Nhiệt độ nước khi tắm từ 29-30 độ C
- Không tắm ngay sau khi ăn no
- Không tắm khi bị sốt, ốm hay mệt mỏi

Đình Phương

(Theo congluan.vn)

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên