Biếng ăn ở trẻ sơ sinh - câu chuyện chưa bao giờ "cũ"

2014-09-11 00:58
- (Em đẹp) - Biếng ăn, kén ăn, không chịu ăn là than thở của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Hỏi 10 bà mẹ về nếp ăn của con, có lẽ phải tới 11 người nói rằng con họ ăn không tốt.
Thế nhưng lại có một "nghịch lý" là dù mẹ nào cũng chê con lười ăn song rất ít người trong số đó thực sự hiểu thế nào được coi là biếng ăn. Để hiểu hơn về chứng biếng ăn của trẻ, trước hết cần phải xác định rõ như thế nào mới được xem là biếng ăn ở trẻ.

Trẻ từ chối ăn chưa hẳn là dấu hiệu trẻ biếng ăn
(Ảnh minh họa)

Phân loại các biểu hiện biếng ăn:

Biếng ăn ở trẻ nhỏ thường được chia làm 3 dạng chính: 

1. Biếng ăn sinh lý: Đây là dạng biếng ăn thường xảy ra song song với các biển đổi về mặt thể chất, tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của cơ thể bé theo từng giai đoạn (tìm hiểu thêm về wonder weeks). Dạng biếng ăn này thường chỉ từ 1 -2 tuần, ứng theo chu kỳ phát triển.

2. Biếng ăn tâm lý: Đây là dạng biếng ăn phát triển từ biếng ăn sinh lý, do tác động của ngoại cảnh và mối tương tác với người chăm sóc (bố mẹ/ người thân) mà diễn biến lâu hơn, nặng nề hơn.

3. Biếng ăn bệnh lý: Đây là dạng biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý của cơ thể, thường liên quan tới các bệnh về rối loạn trao đổi chất.

Bài viết này sẽ chỉ để cập đến dạng biếng ăn tâm lý là chủ yếu, vì đó là dạng biếng ăn âm ỉ, kéo dài nhưng lại rất dễ để phòng ngừa và khắc phục nếu bố mẹ để ý. 

Đặc điểm phát triển tâm sinh lý và hành vi ăn uống của bé

Để có thể hiểu tại sao bé bị biếng ăn tâm lý, bố mẹ cần hiểu về phát triển tâm sinh lý và hành vi ăn uống của bé. Các bé sẽ học những bài học về ăn uống chủ yếu trong giai đoạn chuyển đổi từ uống sữa hoàn toàn sang ăn dặm. Và những bài học này sẽ ảnh hưởng đến thói quen dinh dưỡng của các bé sau này. 

Các bài học, hay còn gọi là trải nghiệm của các bé, sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu mùi vị của thực phẩm. Bẩm sinh các bé sẽ ưa vị ngọt và mặn, và sẽ từ chối vị chua và vị đắng. 

Do tâm lý, các bé thường hay hay có thái độ phản đối lại cái mới (mà cụ thể ở đây là thực phẩm/món ăn mới), đồng thời cũng sẽ trải nghiệm và dần hiểu được mối tương quan giữa mùi vị và khả năng tiêu hóa của món ăn đó. 

Việc từ chối những món ăn mới hoặc từ chối ăn một loại thực phẩm nào đó là điều rất bình thường ở trẻ tập ăn dặm
(Ảnh minh họa)

Có những bằng chứng chỉ ra rằng cơ thể các bé sẽ có những đáp ứng khác nhau với mỗi chế độ dinh dưỡng khác nhau, dù tổng năng lượng hấp thu trong 24h vẫn được bảo toàn. Và việc điều tiết năng lượng hấp thu của mỗi bé sẽ khác nhau, dựa trên chế độ ăn của từng bé. Việc can thiệp của bố mẹ vào chế độ dinh dưỡng, ví dụ như mật độ bữa ăn quá dầy, thức ăn chứa quá nhiều chất béo hoặc cao năng lượng sẽ phá vỡ các tín hiệu no đói của cơ thể, và từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều tiêt và cân bằng năng lượng tự nhiên của bé.

Nghiên cứu về hành vi ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ em (FITS) cung cấp số liệu về chế độ dinh dưỡng của 3022 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thấy rằng rất nhiều bé trong giai đoạn 4 - 24 tháng tuổi được cho ăn những thực phẩm không phù hợp: quá thừa năng lượng hoặc quá nghèo dinh dưỡng.  

Những bé ít được chủ động trong ăn uống và nhận được sự giúp đỡ quá nhiều của người chăm sóc (bố mẹ/ông bà) cũng bị ảnh hưởng đến quá trình cân bằng năng lượng tự nhiên này. 

Bắt đầu từ giai đoạn 4 tháng, các bé đã có nhận thức chủ thể cá nhân và phát triển chính kiến riêng. Vì vậy các bé muốn đc tự chủ, tự làm những việc liên quan tới bé nhất là trong chuyện ăn uống. 

Nếu không hiểu về những mong muốn và đòi hỏi tự nhiên này của bé, bố mẹ có thể phớt lờ và sẽ khiến bé bị căng thẳng, và từ đó gây ra biếng ăn.

Biểu hiện biếng ăn tâm lý của các bé

- Thường là bé trong giai đoạn từ 6 tháng, đang tập ăn dặm.

- Bé từ chối nhiều loại thực phẩm, từ chối nhiều lần cho ăn, và từ chối nhiều người cho ăn dẫn đến việc giảm lượng ăn trung bình.

- Bé giảm lượng ăn dẫn tới việc giảm các chỉ số tăng trưởng: cân nặng giảm 5% so với chuẩn trung bình của lứa tuổi trong 2 -6 tháng. 

- Chiều cao giảm xuống dưới mức 90% so với chuẩn trung bình của lứa tuổi.

- Bé phát triển thể chất bình t hường tuy nhiên có thể sẽ chậm nói nếu như không nói là cách để bé từ chối không ăn. 

- Bé từ chối ăn liên tục trong ít nhất 1 tháng, thường liên quan tới việc tập ăn các món đặc hơn sữa và quá trình chuyển từ bú bình sang ăn bằng thìa.

Những dấu hiệu biếng ăn kể trên cũng đều khiến bất kỳ bố mẹ nào lo lắng. Và chính vì vậy có những xử trí không phù hợp, dễ khiến tình trạng tồi tệ thêm.

Ban đầu, bố mẹ sẽ có thể chưa nhận ra là bé biếng ăn tâm lý, mà chỉ thấy bé có những biểu hiện thế này trong bữa ăn:

- Bé không thèm ăn hay không có nhu cầu đòi ăn.

- Rất tò mò và yêu cầu sự chú ý của người lớn

- Tỏ ra rất khó chịu trong bữa ăn, và từ chối mọi cố gắng cho ăn của bố mẹ

Và khi bố mẹ thấy tình trạng này kéo dài, thì sẽ cố gắng để cải thiện nó nhưng thường là bằng những cách không hợp lý. Chính những sai lầm của bố mẹ càng khiến việc biếng ăn của trẻ trở nên trầm trọng hơn. 

Mời các mẹ đón đọc bài tiếp theo hiểu rõ hơn về Những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi trẻ biếng ăn và cách khắc phục .
Honey Bee
(Tổng hợp)
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Serum cấp nước nổi đình đám trong giới beauty blogger