Nhầm con này với sam biển có thể tử vong vì ngộ độc

2016-06-03 18:20
- So biển là loại hải sản có hình dáng khá giống sam biển. Tuy nhiên bằng mắt thường có thể phân biệt rõ ràng.
Không hiếm những trường hợp sau khi ăn so biển bị ngộ độc nặng. Như hồi năm 2015, 5 người trong một gia đình ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ăn so biển do nhầm là con sam. Sau khi ăn, một người bị mệt được đưa đi cấp cứu do ngộ độc. Còn một người khác bị ngừng thở, ngừng tim. Một trường hợp khác do đưa đến bệnh viện muộn nên bị tử vong.
Cách đây mấy hôm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bệnh nhân bị ngộ độc do ăn con so. Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh nhân khi xuất hiện tê tay chân, không cử động được tay chân, ngạt thở. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị tích cực trong 24 tiếng thì bệnh nhân mới hồi phục.
Phân biệt so biển và sam biển
Điểm chung của so biển và sam đều sống ở các khu vực ven biển. Chúng đều thuộc động vật giáp xác thân mềm. Nếu như sam biển là hải sản bổ dưỡng không chứa độc tố thì so biển chứa chất độc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, do hình dáng bên ngoài khá giống nhau nên nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa so biển và sam biển.
Nhầm con này với sam biển có thể tử vong vì ngộ độc

Con sam bên trái và so bên phải

Vị trí sinh sống đều ven biển nhưng chúng phân chia thành khu vực. Trong đó, so biển thường sống ở những khu vực là lạch nước ngọt nhỏ, trong khi con sam sống ở nơi có thủy triều khá cao. Thông qua cách sinh sống bên ngoài cũng có thể nhận ra sam biển và so biển.
Cụ thể, với sam biển, con đực và con cái thường sống thành từng cặp với nhau, con cái để con con đực bám trên con cái. Còn so biển không đi theo từng cặp. Về kích thước của sam có thể lên đến 1,5-2kg, còn kích thước của so biển chỉ bằng một nửa hoặc khoảng 1 kg, cho nên bằng tay có thể ước lượng được cân nặng để phân biệt.
Quan sát ở phần đuôi của con sam nhận thấy, đuôi có hình tam giác, có gai nhọn kiểu lưỡi cưa ở đỉnh của tam giác. Còn đuôi so biển có thể có hình bầu dục hoặc tròn, không có gai ở đỉnh như hình lưỡi cưa.
Độc tố của so biển sẽ gây ngộ độc cho người ăn sau khi thưởng thức. Quá trình ngộ độc có thể diễn ra sau khi ăn vài chục phút hoặc vài tiếng đồng hồ. Người ăn so biển sẽ cảm giác khó thở, tê quanh khu vực môi, tay và chân bị tê khó cử động. Sau đó sẽ là hàng loạt triệu chứng khác như mệt mỏi, tê liệt, mơ hồ, hôn mê. Nếu để nặng không được cấp cứu kịp thời có thể bị ngưng thở, dẫn đến tử vong.
Độc tố nguy hiểm như thế nào?
Trong cơ thể của so biển chứa độc tố có tên là tetrodotoxin. Độc tố này có trong cá nóc hay mực đốm xanh, kể cả khi đun nấu ở nhiệt độ cao không thể bị phá hủy. Thậm chí, ngay cả khi phơi khô dưới nắng hay sấy thì chất độc vẫn nằm trong phần thịt của so để gây ngộ độc cho người khi ăn. 
Xét về mức độ thì độc tố tetrodotoxins là chất độc tố thần kinh. Khi thâm nhập vào cơ thể nó sẽ tác động lên hệ thần kinh gây tê liệt tay, chân. Chỉ với một liều rất thấp, chúng sẽ gây ngừng thở, gây tử vong rất nhanh. Về bản chất sự ra đời của độc tố này chưa giải thích được. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, chất độc này sinh ra do một số loài sinh vật nhỏ sống ký sinh trên cơ thể của một số loài hải sản. 
Độ bền của chất độc này khiến nhiều người sợ hãi. Độc tố tetrodotoxin có thể bị phân hủy trong axit mạnh. Nhưng nếu cho chúng vào trong axit HCL cũng mất nhiều tiếng đồng hồ mới phân hủy. Nếu đun sôi thông thường như đun nước không diệt được mà phải đun sôi liên tục trong 6 giờ mới diệt được một nửa mức độ độc. Chúng chỉ thực sự bị tiêu diệt khi đun sôi ở mức nhiệt 200 độ C.
Để phòng tránh ngộ độc, người tiêu dùng khi mua phải cảnh giác để phân biệt giữa so biển và sam biển. Do kích thước, hình dáng khá giống nhau nên rất dễ xảy ra nhầm. Có thể đến cửa hàng thủy hải sản để chọn lựa do một số người đánh bắt cũng chưa hiểu hết cách phân biệt so và sam biển.
Oanh Oanh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên