Đây là cách ăn uống khiến bạn có thể khốn khổ vì ngộ độc thực phẩm mùa hè

2016-05-09 07:00
- Thời tiết nóng, nhiệt độ cao trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển khiến cho thức ăn, đồ uống dễ biến thành các độc tố nguy hại cho sức khỏe.

Để hiểu rõ hơn về nguy cơ ngộ độc thực phẩm không an toàn trong những ngày hè phóng viên đã có cuộc trao đổi chuyên gia Từ Ngữ, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký, Hội Dinh dưỡng Việt Nam.

Hè đến và nguy cơ ngộ độc thực phẩm ‘rình rập’ 
Vào hè nguy cơ ngộ độc thường tăng cao đột biến 

Nắng nóng làm thực phẩm dễ trở thành… chất độc

Vì sao vào mùa hè các ca ngộ độc thực phẩm lại thường tăng đột biến?

Vào mùa hè, thời tiết nóng, ẩm làm cho các thực phẩm giàu chất đạm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, trứng, sữa… rất dễ bị ôi thiu. Đây là môi trường tốt cho các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh phát triển biến những thức ăn này thành chất độc.

Do thời tiết nắng nóng nên chúng ta thường có thói quen sử dụng các loại nước giải nhiệt, hay nước đá. Nguy cơ ngộ độc từ việc sử dụng các loại nước giải khát tại hàng quán mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Hoặc sử dụng nước đun sôi để qua nhiều ngày nhưng bình nước không được vệ sinh thường xuyên cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn mang bệnh phát triển.

Hè đến và nguy cơ ngộ độc thực phẩm ‘rình rập’                                                         

Thịt gà được bày bán tại chợ ruồi bâu đen đây là một trong những yếu tố giúp vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể

Ông có thể cho biết những nguyên nhân phổ biến gây ra ngộ độ trong những ngày nắng nóng?

Có thể dễ dàng kể tới một số nguyên nhân như: Do ăn phải những thực phẩm bị ôi thiu do bảo quản thức ăn sau nấu chín không tốt. Người Việt Nam chúng ta có tập quán ăn tái, ăn sống vì cho rằng nó nhiều dưỡng chất nhưng cách ăn này lại rất dễ gây ra ngộ độc. Đặc biệt, một số người cho rằng “bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là an toàn điều này không hề đúng. Khi tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên, bảo quản thức ăn chín lẫn với thức ăn sống, rau, củ, quả trong tủ lạnh rất dễ bị lây chéo vi khuẩn”. Ngoài ra, dụng cụ bát đĩa không được vệ sinh sạch sẽ hoặc trường hợp rửa với nước rửa bát mà chỉ tráng sơ khiến cho những độc tố trong nước rửa bát còn lưu lại khi ăn cũng dễ gây ra ngộ độc.

Đồ tươi sống dễ gây ngộ độc

Nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng các loại nước uống vỉa hè có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe rất lớn, ông đánh giá thế nào?

Hiện nay tất cả các loại nước uống giải khát rẻ trên đường phố thường không được các cơ quan chức năng kiểm tra về mức độ an toàn. Cũng chính vì vậy khả năng bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Bên cạnh đó các loại nước giải khát này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể. Ví dụ có thể kể tới như các chất tạo màu, chất tạo vị, chất ổn định, đường hóa học. Khi ăn hay uống không nên ăn hoặc uống những loại có màu sắc xanh, đỏ, vàng sặc sỡ vì rất có thể nó đã bị nhuộm màu.

Ăn uống ngoài hàng cũng cần lưu ý tới việc uống chung một chiếc bát hay cốc chỉ được tráng qua một thùng nước dùng cho cả ngày. Việc này tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho nhau.

Những nhóm thực phẩm nào thường dễ gây ngộ độc cao thưa ông?

Ngộ độc thực phẩm thường gặp ở những người có thói quen ăn gỏi hay ăn thịt, trứng, cá, hải sản tươi sống hoặc chưa chín kỹ. Một số loại rau dễ gây ngộ độc như đậu đỗ; Các loại nước uống giải nhiệt bán tại vỉa hè bị nhiễm khuẩn.

Đây là cách ăn uống khiến bạn có thể khốn khổ vì ngộ độc thực phẩm mùa hè

Nước mía siêu sạch cũng siêu ruồi bu

Người ngộ độc thực phẩm thường có những triệu chứng gì?

Thông người khi bị ngộ độc thức ăn, đồ uống người bệnh thường có biểu hiện lâm sàng: Nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, sốt cao, tiêu chảy không ngừng.

Có thể chia ra làm 3 loại ngộ độc: Loại thứ nhất là rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn lạ thì chỉ đi ngoài là hết. Một loại ngộ độc liên quan tới vi trùng, vi khuẩn, vi rút làm cho người bệnh bị tiêu chảy không ngừng, mất nước. Ngoài ra, còn có một loại ngộ độc nhiễm độc lâu dài. Có nghĩa là nó không biểu hiện triệu chứng ngay lúc đó mà lâu dài có thể gây nên dị ứng thậm chí là ung thư.

Sơ cứu ban đầu khi gặp ngộ độc như thế nào?

Trong trường họ bị ngộ độc ở mức nhẹ thì chỉ cần bù nước và điện giải. Bù nước bằng nhiều cách uống nước hoa quả, nước cam, nước dừa… Tránh uống các loại nước có đường hoặc nước ngọt có ga. Trong trường hợp nôn nhiều và tiêu chảy không ngừng thì cần phải đi tới bệnh viện sớm.

Xin cảm ơn ông!

Thế nào là ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn được coi là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống. Người bệnh bị trúng độc do ăn phải thức ăn có độc, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có chứa độc tố hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu có chứa chất bảo quản, phụ gia… Có thể hiểu bệnh nhân bị bệnh truyền qua thực phẩm khi ăn phải thực phẩm, uống nước kém vệ sinh.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Tóc Tiên tiết lộ sốc về bản thân: "Cấp 3 tôi bỏ nhà đi, khi lớn hơn tôi bỏ nhà theo trai"