Selma: Những điều có thể bạn không biết

Lumye 2015-02-13 16:46
- “Selma”, bộ phim nhận đề cử Oscar năm nay cho hạng mục Phim xuất sắc nhất, được xây dựng dựa trên sự kiện và nhân vật có thật, bởi thế, bạn nên biết những điểm sau đây về lịch sử được đề cập tới trong phim.
Năm 2015 là dịp kỷ niệm 50 năm cuộc tuần hành từ Selma tới Montgomery (Selma-to-Montgomery March) cũng như thành quả cách mạng mà nó đã tạo ra khi mở đường cho việc ban hành Đạo luật về quyền bầu cử (Voting Rights Act). Bài học lịch sử trong Selma cho đến nay vẫn còn mang nhiều ý nghĩa, khi mà việc ngăn cản người da đen và những người da màu bỏ phiếu vẫn là một vấn đề đang hiện hữu. Những vụ việc như cái chết của cậu thanh niên da đen Michael Brown bị cảnh sát bắn chết trong một cuộc bạo loạn diễn ra năm ngoái ở Mỹ là một trường hợp nghi án phân biệt chủng tộc điển hình gây nhức nhối trong xã hội. Cuộc chiến trong Selma, cuộc chiến của người Mỹ gốc Phi nói riêng và cuộc chiến chống lại sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới nói chung, cho tới giờ, chưa bao giờ kết thúc.
Sau đây là 10 điểm cần lưu ý về lịch sử dân quyền được đề cập tới trong “Selma” - tác phẩm nhận đề cử cho hạng mục Phim xuất sắc nhất của giải Oscar năm nay.
1. Các chiến dịch vận động giành quyền biểu quyết tại Selma đã nổ ra từ trước phong trào nhân quyền hiện đại.
Bà Amelia Platts Boynton, vợ của Samuel William Boynton, và những nhà hoạt động người Mỹ gốc Phi khác thành lập Liên đoàn Cử tri Hạt Dallas (Dallas County Voters League, viết tắt là DCVL) trong năm 1930. DCVL trở thành cơ sở cho một nhóm các nhà hoạt động theo đuổi nhân quyền, cụ thể là quyền biểu quyết và độc lập về kinh tế.

David Oyelowo trong vai nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại của nước Mỹ - Martin Luther King Jr.
2. Selma là một trong những cộng đồng khai sinh ra Ủy ban Điều phối bất bạo động sinh viên (Student Nonviolent Coordinating Committee, viết tắt là SNCC) vào đầu năm 1960.
Làm việc với gia đình Boynton và các thành viên khác của DCVL, nhà Lafayette thành lập những lớp học gọi là Trường Công dân (Citizen School) tập trung vào các bài kiểm tra ngữ văn, một yêu cầu bắt buộc cho việc đăng ký cử tri và đi vận động từng nhà, khuyến khích người Mỹ gốc Phi cố gắng đăng ký để bỏ phiếu. 
3. Hệ thống quyền lực của người da trắng đã sử dụng kinh tế, "hợp pháp", và các phương tiện phi luật pháp, kể cả khủng bố, để ngăn người Mỹ gốc Phi tiếp cận và nỗ lực tiếp cận quyền lập hiến được bỏ phiếu của họ.
Người Mỹ gốc Phi ở Selma, mặc dù chiếm số đông trong cộng đồng, đã bị tước đi quyền công dân một cách có hệ thống bởi các tầng lớp người da trắng giàu có những kẻ đã dùng các bài kiểm tra ngữ văn (yêu cầu bắt buộc để đăng ký cử tri), đe dọa kinh tế, và bạo lực để duy trì hiện trạng. Theo một báo cáo của Ủy ban Quyền Dân sự năm 1961, chỉ có 130 trên 15,115 người da đen hội tụ đủ điều kiện của Hạt Dallas đi đăng ký bỏ phiếu. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn tại các vùng lân cận Wilcox và Lowndes, nơi 80% dân số là người da đen nhưng hầu như không có người nào tham gia bỏ phiếu ở các vùng nông thôn này. 
Selma là quê hương của Cảnh sát trưởng Jim Clark, một thành phần phân biệt chủng tộc đầy bạo lực, và là một trong những thành viên cực đoan nhất của Hội đồng Công dân da trắng (White Citizens' Councils) ở Alabama – một tổ chức được thành lập nhằm chống lại các hoạt động hội nhập chủng tộc. Các mối đe dọa bạo lực lớn đến nỗi hầu hết người Mỹ gốc Phi đều sợ hãi tham gia một cuộc họp đại chúng. Sảnh Prathia Hall đã ghi lại sự hiểm nguy ở Alabama như sau: "Tại Gadsden, cảnh sát dùng dùi cui đánh vào bàn chân rách [của một người biểu tình trẻ tuổi] và chọc dùi cui vào háng của các cậu bé. Selma không gì khác ngoài sự tàn bạo. Những nhà hoạt động nhân quyền đã tới thị trấn dưới sự bao phủ của bóng tối."

"Nữ hoàng truyền thông" Oprah Winfrey tham gia một vai diễn trong "Selma".
4. Chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang âm mưu và là đồng lõa trong việc ngăn ngừa quyền bỏ phiếu của người da đen.
Ngay cả với những gì SNCC và Liên đoàn Cử tri Hạt Dallas đã nỗ lực thực hiện, người Mỹ gốc Phi vẫn hầu như không thể đăng ký bỏ phiếu. Văn phòng đăng ký chỉ mở hai lần một tháng trong khi những ứng viên tiềm năng bị từ chối một cách tùy tiện và thường xuyên. Một số thậm chí bị tấn công và những người khác bị ông chủ sa thải, dẫn đến mất việc làm. Các quan chức người da trắng đã sa thải những giáo viên cố gắng đăng ký cứ tri và thường xuyên bắt bớ những người làm việc cho SNCC, đôi khi đánh đập họ trong tù. Trong một trường hợp cụ thể, một sĩ quan cảnh sát đã đánh một cô gái 19 tuổi đến bất tỉnh và sau đó tiếp tục tra tấn cô bằng dùi cui.
Vào mùa hè năm 1964, thẩm phán James Hare đã ban hành lệnh cấm tụ tập từ ba người trở lên. Điều này khiến các cuộc biểu tình và công tác đăng ký cử tri gần như không thể thực hiện được. Các luật sư của Bộ Tư pháp đã không đưa ra bất cứ sự biện hộ nào và không làm gì để can thiệp.
FBI còn tồi tệ hơn. Ngoài việc từ chối bảo vệ quyền công dân của người lao động bị tấn công ở ngay trước cổng cơ quan này, FBI thậm chí còn tiến hành do thám và cố gắng làm mất uy tín các nhà hoạt động phong trào. Năm 1964, FBI gửi Martin Luther King Jr. một lá thư nặc danh đe dọa và thúc giục ông tự tử…
5. Thanh niên và giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong phong trào Selma.
Bước đột phá quan trọng trong phong trào Selma xảy ra khi các giáo viên trung học, tức giận bởi cuộc tấn công đánh đập nhằm vào bà Boynton, đã diễu hành tới Tòa Tư Pháp vào ngày 22 tháng 1, năm 1965. Được thuê và trả tiền bởi hội đồng nhà trường và giám sát viên người da trắng, giáo viên tham gia các phong trào quyền dân sự gần như chắc chắn phải đối mặt với mất việc.
Trong Selma, "diễu hành của giáo viên" đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà hoạt động trẻ tuổi tại trung tâm của phong trào Selma. Một trong số họ là Sheyann Webb, khi đó mới 8 tuổi và là một người thường xuyên tham gia các cuộc tuần hành. Cô đã phản ánh trong cuốn Tiếng nói Tự do (Voices of Freedom) như sau: "Những gì tôi ấn tượng nhất về ngày mà các giáo viên diễu hành đó là ý tưởng rằng họ đang ở đó… Họ cũng đang sợ hãi như cha mẹ tôi vậy, bởi vì họ có thể bị mất việc làm. Thật là tuyệt vời khi chứng kiến rất nhiều giáo viên đã tham gia. Họ đã đi theo chúng tôi ngày hôm đó. Giây phút đó thật xúc động."

Martin Luther King Jr. và phu nhân.
6. Phụ nữ là trung tâm của phong trào, nhưng đôi khi họ bị đẩy sang lề và ngày nay, những đóng góp của họ thường bị bỏ qua.
Trong Selma, Amelia Boynton, một người đàn bà đóng vai trò quan trọng trong nhiều thập kỷ đã nuôi dưỡng những nỗ lực của người Mỹ gốc Phi trong việc đăng ký bỏ phiếu. Bà chào đón SNCC đến thị trấn và hỗ trợ cho các nhà hoạt động trẻ tuổi cũng như công việc của họ. 
Marie Foster, một nhà hoạt động địa phương, dạy các lớp Công dân ngay cả trước khi SNCC đến. Vào đầu năm 1965, khi SCLC bắt đầu leo thang cuộc đối đầu ở Selma, cả Boynton và Marie Foster đã luôn theo sát tất cả diễn tiến, tạo cảm hứng cho những người khác và thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình. 
Mặc dù Colia Liddell Lafayette làm việc vặt chẽ với chồng cô Bernard, tuyển dụng lao động là sinh viên và làm các công việc lao khổ cho công cuộc xây dựng phong trào ở Selma, nhưng hầu như trở thành một nhân vật vô hình, chỉ được đề cập thoáng qua, như một người “làm vợ”.
Đây chỉ là một vài người trong rất nhiều những phụ nữ đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của phong trào không chỉ riêng tại Selma mà còn trên khắp nước Mỹ.

Coretta Scott King (Carmen Ejogo) và Diane Nash (Tessa Thompson).
7. Mặc dù Tổng thống Lyndon Johnson là người thông qua Đạo luật về quyền bầu cử, chính các phong trào mới là tác nhân khiến sự kiện lịch sử này xảy ra.  
Selma được coi là một thành công lớn cho phong trào nhân quyền. Nó là chất xúc tác tức thời cho quá trình thông qua Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965. Dù Tổng thống Johnson ủng hộ Đạo luật về quyền bầu cử, chính các phong trào mới đóng vai trò là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự thực thi của luật pháp. Tổ chức cộng đồng SNCC của người Mỹ gốc Phi nông thôn, đặc biệt là ở Mississippi, đã khiến cho chính phủ không thể dễ dàng làm ngơ trước sự phản đối công khai và bạo lực của người da trắng lên quyền bỏ phiếu của người da đen và nhu cầu đòi quyền công dân đầy đủ của người Mỹ gốc Phi. Điều này, kết hợp cùng các cuộc biểu tình do SCLC tổ chức đã tạo ra sự ủng hộ chung đối với các luật về quyền biểu quyết.
 
Lumye
Nguồn ảnh: IMDb
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 bài tập mông đơn giản với dây kháng lực