Top 10 truyện cổ tích cho bé đi ngủ hay và ý nghĩa nhất mẹ nên đọc cho con

Lê Đức 2015-07-30 08:00
- Top 10 truyện cổ tích cho bé đi ngủ hay và ý nghĩa mẹ nên đọc cho con: Cây tre trăm đốt, Công và Quạ, Cóc kiện trời, Ăn kế trả vàng, Sự tích trầu cau, Quan án xử kiện, Cô bé quàng khăn đỏ, ...

Top 10 truyện cổ tích cho bé đi ngủ hay và ý nghĩa mẹ nên đọc

1. Cây tre trăm đốt

Tóm tắt truyện cây tre trăm đốt

Truyện kể về một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh (tên là Khoai) đi cày thuê cuốc mướn cho vợ chồng ông phú hộ. Phú ông vốn tính tham lam nên dụ dỗ Khoai làm công cho hắn ba năm thì sẽ gả con gái cho. Đến ngày hôn lễ, phú ông xảo quyệt, lừa Khoai vào rừng tìm cho được cây tre có một trăm đốt đem về làm sính lễ. Trong khi đó ở nhà, hắn lại gả con gái cho tên nhà giàu làng bên. 

Khoai đi tìm mãi không thấy thì đột nhiên Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ phép màu của Bụt, Khoai có thể khắc nhập các cây tre vào nhau để trở thành một cây trẻ trăm đốt, sau đó lại có thể khắc xuất để tre trở lại bình thường. Kết thúc truyện, Khoai và con gái phú ông sống hạnh phúc bên nhau. “Cây tre trăm đốt” là bài học đạo đức giúp các em nhỏ sống chân thực, không bao giờ được thất hứa với người khác. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện cây tre trăm đốt

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng, mồ côi mẹ từ nhỏ, anh đi làm người ở cho một lão phú ông, thấy anh chăm chỉ, hiền lành lại được việc nên phú ông ưng lắm, muốn giữ anh ở lại thật lâu để giúp lão. Một lần Lão mới gọi anh lên, thủ thỉ với anh rằng:
– Con à, con ở với ta đã lâu, ta rất yêu mến con, con cứ chịu thương chịu khó làm việc cho ta không quản nhọc nhằn, ba năm sau ta sẽ gả con gái ta cho con.
Vốn hiền lành, chất phác, anh chàng đồng ý ngay. Lão phú ông mừng thầm: “Ngươi cứ làm việc cho ta, khi nào giàu ta sẽ đuổi ngươi đi, sao ta có thể gả con gái vàng ngọc của ta cho một tên người ở được”
Từ đó, anh lại càng ngày càng siêng hơn, anh mơ ước có một ngày được lấy cô con gái nết na của lão về làm vợ. Một năm, rồi hai năm trôi qua, đã đến năm thứ ba, nhờ có anh, lão đã có nhà cao cửa rộng, trâu bò đầy đàn. Trái với lời hứa năm xưa, lão phú ông tẩm ngẩm tầm ngầm nhận lời gả con gái của mình cho một tên giàu có ở làng bên.
Cuối cùng ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông rộn rã linh đình, người người tấp nập nhộn nhịp mổ lợn, cắt trầu mời cau. Chàng trai mới thắc mắc hỏi phú ông. Phú ông mới cười bảo chàng:
– Con à, nay ta chuẩn bị làm cỗ để gả con gái cho con đó, nhưng trước hết, để cưới con gái ta, con hãy làm một việc cuối cùng, con hãy vào rừng mang về cho ta một cây tre trăm đốt thì ngày mai con gái ta sẽ là vợ con.
Chàng trai không hề nghi ngờ, vác dao đi vào rừng ngay tắp lự, chàng không biết rằng ở nhà hai lão nhà giàu thì thầm với nhau:
“Thằng đó thật ngu ngốc, nó có đi tìm hết bao nhiêu năm cũng chẳng thể tìm được cây tre trăm đốt đâu”.
truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Về phần chàng trai, anh đi khắp cả khu rừng mà không tìm được cây tre nào có trăm đốt, cây dài nhất cũng chỉ bốn mươi đốt là cùng, không từ bỏ, chàng đi khắp khu rừng này đến khu rừng khác, đi đến chân trầy xước, gai tre đâm vào tay, vào bụng chảy máu, chàng vẫn chưa tìm được. Quá đau khổ, chàng ngồi thụp xuống và khóc nức nở. Bỗng có một ông bụt hiện lên và hỏi:
– Làm sao con khóc?
Chàng trai thật thà kể hết câu chuyện cho bụt nghe, nghe xong bụt cười và đáp:
– Con hãy đi chặt cho ta một trăm đốt tre về đây. Ta sẽ chỉ cho con làm sao có được một cây tre trăm đốt.
Chàng trai nghe thế thì hăm hở đi chặt trăm đốt tre mang về, Bụt mới bảo anh hô lên câu thần chú: “Khắc nhập, khắc nhập”. Bỗng một trăm đốt tre bỗng gắn lại với nhau thành một cây tre trăm đốt. Chàng trai hớn hở, vội cảm ơn Bụt rồi nhấc tre mang về, nhưng ngặt nỗi cây tre quá dài, chàng ta không thể vác ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:
– Con đã có cây tre trăm đốt rồi, cớ sao lại khóc thế?
– Thưa bụt, cây tre dài thế này, con làm sao mang về được ạ?
Bụt cười và bảo:
– Con hãy hô câu thần chú: “Khắc xuất khắc xuất”, các đốt tre sẽ lại rời ra ngay.
Anh làm y lời bụt dặn, một trăm đốt tre lại rời ra như cũ, anh bó lại mang về nhà. Về đến nhà, thấy mọi người đang ngồi ăn cỗ vui vẻ, cô dâu chú rể đang đứng giữa sân thì bực lắm, thì ra phú ông đã lừa mình. Anh hùng hổ hỏi phú ông:
– Tôi đã mang cây tre trăm đốt về cho ông đây, sao ông lại gả con gái cho người khác?
Lão phú ông nhìn thấy một trăm đốt tre thì cười ngặt nghẽo:
– Ta bảo nhà ngươi đi kiếm cây tre trăm đốt chứ có bảo ngươi đi đốt một trăm đốt tre đâu?
Chàng trai xếp một trăm đốt tre rồi hô: “Khắc nhập khắc nhập”, một trăm đốt tre gắn lại với nhau thành một cây tre trăm đốt. Mọi người đang ngơ ngác nhìn, lão phú ông chạy đến, chàng trai hô tiếp: “Khắc nhập khắc nhập”, lão phú ông bị dính ngay vào cây tre, lão thông gia thấy vậy thì chạy đến gỡ phú ông ta ra, ai dè ông ta cũng bị dính vào cây tre luôn. Hai lão nhà giàu khóc lóc thảm thiết, xin anh trai cày gỡ ra khỏi cây tre, lão sẽ gả con gái lão cho anh như đã hứa. Lúc đó, anh chàng hô: “Khắc xuất khắc xuất” tức thì một trăm đốt tre rời ra và hai lão nhà giàu cũng rời luôn khỏi cây tre.
Anh được tổ chức đám cưới với cô con gái phú ông, từ đó hai người sống với nhau hạnh phúc.

Bài học rút ra truyện cây tre trăm đốt

  • Lòng kiên trì và sự chăm chỉ sẽ được đền đáp: Nhân vật chàng trai nghèo trong truyện đã kiên nhẫn làm việc cho phú ông, mặc dù bị lợi dụng và hứa hẹn giả dối. Sự chăm chỉ và lòng kiên trì của anh cuối cùng đã được đền đáp khi anh nhận được sự giúp đỡ kỳ diệu và có được hạnh phúc xứng đáng.

  • Sự thông minh và trí tuệ: Chàng trai đã dùng sự khôn ngoan của mình để hóa giải khó khăn khi phú ông lừa dối anh. Với câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất," anh đã không chỉ hoàn thành điều kiện mà còn buộc phú ông phải giữ lời hứa.

  • Kẻ gian trá sẽ gặp quả báo: Phú ông là người gian xảo, lợi dụng chàng trai và hứa hẹn để trục lợi. Tuy nhiên, sự tham lam và lừa dối của ông cuối cùng đã bị trừng phạt khi bị mắc kẹt trong cây tre và phải nhận hậu quả của hành động mình gây ra.

  • Sự thật thà và lòng tốt luôn chiến thắng: Câu chuyện khẳng định rằng những người thật thà, chân thành và kiên nhẫn cuối cùng sẽ đạt được những gì họ xứng đáng, trong khi kẻ gian trá sẽ phải trả giá cho hành vi của mình.

2. Công và Quạ

Tóm tắt truyện Công và Quạ

“Công và Quạ” là một trong những truyện cổ tích được hướng dẫn giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa tiểu học Việt Nam. Truyện chứa nhiều tình tiết thú vị, đáng yêu phù hợp với tâm lý của trẻ em. Việc lý giải màu lông của Công và Quạ thông qua hoạt động vẽ cho nhau khiến không chỉ các em nhỏ mà ngay cả người lớn đọc truyện cũng thích thú. Tác phẩm còn có giá trị như một câu chuyện ngụ ngôn với thông điệp người chỉn chu, cẩn thận, không vội vàng thì sẽ gặt hái được những điều tốt đẹp còn người vội vàng, chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt thì khó mà tránh được sự thiệt thòi, xấu xí. Mặc dù truyện có nhiều dị bản khác nhau nhưng nhìn chung nội dung không có nhiều thay đổi và thông điệp vẫn giữ nguyên được giá trị. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Công và Quạ

Xưa kia, Quạ và Công chơi với nhau khá thân thiết bởi vì con nào con nấy đều mang bộ lông xám xịt như vừa mới ở từ bùn lên. Hồi đó Công vẫn còn xấu xí nên chúng chỉ dám chơi với nhau và tách biệt so với các loài chim khác.

Hơn nữa, Công còn xấu hơn cả Qụa khi đầu thì bé tẹo teo không hề cân xứng với dáng người, cái cổ Công thì dài ngoằng ngoẵng khá khó coi. Một ngày nọ Qụa mới rủ Công:

– Bên kia có một người họa sỹ đang vẽ tranh với đầy đủ sắc màu rực rỡ. Hay là chúng ta hãy thừa cơ hội ông ta không để ý, chúng ta trộm một ít màu để sửa sang lại bộ cánh xinh đẹp đón chào mùa xuân sắp đến Công nhỉ.

Nghe đến quần áo mới, Công liền gật gù đồng ý ngay lập tức. Lợi dụng thời cơ người họa sỹ đang vẽ dở bộ tứ bình cho khách, Quạ và Công liền trộm lấy bút lông và màu vẽ của ông ta mang ra gò. Thế nhưng, lần thứ hai chúng định trộm màu tiếp thì người họa sỹ thức dậy. Thành ra, Quạ và Công chỉ lấy được một hộp mực tàu đen xì, một hộp mực xanh, túi kim nhũ lấp lánh ánh bạc.

Quạ liền bảo Công:

– Thôi thì chừng này màu vẽ cũng được, để tôi vẽ cho Công trước.

Quạ liền bảo Công nằm xuống cho mình tô vẽ lên người, sẵn tính khéo tay, Quạ dùng mực xanh tô vào đầu, cổ và mình Công thật đẹp rồi liền rắc kim tuyến đến đó. Đến phần đuôi, Quạ nói Công xòe ra như cánh quạt và kĩ lưỡng tô từng chiếc lông một. Nó vẽ từng vòng tròn rồi tô bằng mực tàu, rắc kim nhũ thật tỉ mỉ và sắc sảo. Sau khi hoàn thiện cho Công, Quạ còn bắt Công phơi đuôi thật khô và ráo mực.

Vốn vụng về và không khéo tay như Quạ nên Công luôn lúng túng và không biết bắt đầu như thế nào. Thật chẳng may cho Quạ sau khi vẽ cho Công thì mực xanh và kim nhũ chỉ còn lại một ít.

Bất chợt lúc đó Quạ Khoang bay đến và người nó trắng toát thật đẹp. Chưa kịp đáp xuống đất, thấy Quạ đang ở gò, Quạ Khoang đã tíu tít nói:

– Anh đang làm gì vậy Quạ? Anh mau cùng tôi bay về phương Đông nha.

– Bay về đó để làm gì vậy Quạ Khoang? – Quạ liền hỏi.

– Anh chưa biết gì à? Mọi người kháo nhau rằng ở đó có trận đánh nhau to lắm. Khá nhiều xác chết, đây là cơ hội để anh em nhà ta tổ chức liên hoan.

Nghe đến mùi thịt là Quạ nôn nao và thèm muốn. Nó liền bảo Quạ Khoang:

– Em chờ anh với, đợi cho anh Công vẽ nốt bộ cánh mới để đón mùa xuân. Em chịu khó đợi anh một tí đi mà.

– Không được anh ơi, mình phải bay đến trước ban đêm… Ngày mai họ mang hết xác đi chôn thì còn gì để chúng ta xơi nữa chớ. – Quạ Khoang bèn đáp lại.

Nghe vậy, Quạ càng sốt ruột hơn nữa, nó liên tục thúc giục Công:

– Này Công, em tô nhanh cho anh đi.

Không nghe vậy, Quạ Khoang đứng ngoài cũng vô cùng lo lắng vì sợ trễ bữa tiệc cũng giục Công nhanh lên. Thế nhưng nó cũng muốn có một bộ cánh thật đẹp thể hiện cùng mọi người nên xen vào:

– Anh Quạ, em cũng thích được ăn mặc đẹp và chỉnh tề, anh cho em tô với nhé.

Nghe vậy, Quạ sẵn sàng chia sẻ số màu vẽ ít ỏi của mình cho người em họ. Thế nhưng nghe Quạ giục, Công càng luống cuống hơn nữa, nó bèn đổ nửa mực tàu lên đầu của Quạ. Mực chảy đến đâu là Quạ đen thui đến đó, chẳng những vậy Công còn vội vàng bôi cả vào miệng và chân khiến Quạ chỉ toàn một màu đen nhánh như cột nhà cháy.

Đến lượt Quạ Khoang, Công bèn trút tiếp số mực tàu còn lại lên người thành ra nó cũng đen không khác gì Quạ. May cho Quạ Khoang là nó đã nhanh rụt cổ lại khi mực chảy xuống nên phần cổ không bị đen nữa.

Đến lúc này, Quạ mới thấy mình quá dại dột và ngu ngốc khi giao phó sắc đẹp cho một người vụng về như Công. Thế nhưng mực tàu đã tô thì không thể nào làm gì được nữa, nó mắng Công một trận rồi bay về phương Đông. Cũng từ đó, Quạ hứa không bao giờ chơi cùng Công nữa. Mặc cảm và xấu hổ về bề ngoài của mình nên đi đâu Quạ cũng khóc lóc, than thở: Quạ xấu hổ!

Bài học rút ra truyện Công và quạ

Tính kiêu ngạo và sự ghen tị sẽ dẫn đến hậu quả xấu: Câu chuyện về Công và Quạ nhấn mạnh rằng kiêu ngạo và ghen tị là những đức tính xấu có thể dẫn đến sự mất mát. Ban đầu, Công và Quạ là hai người bạn thân thiết, nhưng vì lòng kiêu ngạo, Công đã trở nên tự mãn và chê bai Quạ. Sự ghen tị của Quạ đã khiến nó tìm cách trả thù Công, dẫn đến việc Công bị mất đi giọng hót đẹp.

Hậu quả của việc lạm dụng người khác: Công đã lợi dụng lòng tốt của Quạ và không trân trọng tình bạn, dẫn đến sự chia rẽ và oán giận giữa hai bên. Hành vi xấu của Công đã gây ra những hậu quả đáng tiếc, khiến cả hai bên đều mất mát.

Lòng khoan dung và tình bạn chân thành: Nếu Công biết trân trọng tình bạn và không coi thường Quạ, câu chuyện có thể đã có một kết cục khác. Điều này cho thấy rằng tình bạn chân thành và sự khoan dung có giá trị hơn nhiều so với vẻ bề ngoài hay sự kiêu ngạo.

Mọi hành động đều có hậu quả: Câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng mọi hành động, dù là tốt hay xấu, đều có hậu quả. Sự kiêu ngạo của Công và sự trả thù của Quạ đã dẫn đến việc cả hai đều mất đi những gì quý giá nhất.

3. Cóc kiện trời

Tóm tắt truyện cóc kiện trời

Truyện góp phần lý giải về một hiện tượng thiên nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Nội dung chính xoay quanh nhân vật cóc, một con vật tuy nhỏ bé nhưng rất gan dạ nên được muôn loài tôn trọng và kính nể. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, đã ba năm trôi qua trời không đổ lấy một giọt mưa. Ruộng đồng khô cạn, cỏ cây khô héo, muông thú không có một giọt nước để uống.
Chú Cóc quyết định lên Thiên Đình để thưa kiện, cùng đi với Cóc có nhiều loài vật khác: Gấu, Cua, Ong, Cọp. Nhờ sự sức mạnh của tập thể dưới sự chỉ huy của Cóc, Ngọc Hoàng đã ưng thuận cho mưa xuống hạ giới và dặn cóc lần sau cứ nghiến răng là sẽ có mưa chứ không cần vất vả lên Trời. Truyện đề cao sự đoàn kết, chính nghĩa và khuyên người ta nên bảo vệ cóc là loài động vật tuy xấu xí nhưng có ích.

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ năm nào, đời nào, trời hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây chết đứng, trụi cả lá và thú vật không tìm đâu ra nước uống.
Cóc thấy nguy quá, lên Thiên đình kiện trời. Đi một quãng, gặp Cua, Cua hỏi đi đâu. Cóc kể rõ sự tình, Cua xin đi theo. Đến một khu rừng, Cóc lại gặp Gấu và Cọp, Gấu và Cọp cũng khát khô cuống họng, đang nằm dài chờ chết. Thấy Cóc và Cua dắt nhau đi, Gấu và Cọp hỏi nguyên do. Cóc đáp:
- Chúng ta sắp chết khát cả. Phen này phải lên trời hỏi xem sao. Các anh có đi thì cùng đi.
Gấu và Cọp đồng thanh nói:
- Thế thì cho chúng tôi đi với! Anh em chúng ta sống chết có nhau.
Một lúc lại gặp ong và Cáo. Ong và Cáo cũn năn nỉ xin theo. Thế là cả bọn kéo nhau lên Thiên Đình. Đến cửa Thiên Đình, thấy một cái trống to đặt ở đấy, Cóc bảo cả bọn:
- Anh Cua, anh vào trong chum nước này. chú Ong, chú níp sau cánh cửa, còn anh Cáo, bác Gấy, bác Cọp thì ra phía sau chờ đấy.
Sắp đặt xong,Cóc một mình bước tới lấy dùi đánh ba hồi trống.
Ngọc Hoàng rất đỗi ngạc nhiên, sai Thiên Lôi ra xem. Nhìn quanh quất không thấy ai cả, chỉ thấy một chú cóc xấu cí, bé nhỏ, ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi trở vào tâu Ngọc Hoàn. Ngọc Hoàng ức giận, ra lệnh thả Gà ra mổ con Cóc hỗn xược ấy cho chết.
Gà vừa chạy đến, Cóc ra hiệu cho Cáo ở đằng sau nhảy tới, cắn cổ cắp đi. Ngọc Hoàng càng tức giận sai Chó ra cắn Cóc. Chó vừa xông ra khỏi cửa, Cóc làm hiệu cho gấu tiến lên, bóp Chó chết tươi. Tin đến Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng phái cho Thiên Lôi ra trị Gấu. Thiên Lôi cầm lưỡi tầm sét hùng hổ xông ra. Chưa kịp ra tay, Ong ở sau cửa đã bay lên đốt túi bụi. Thiên Lôi nhảy vào chum nước tránh cho Ong khỏi đốt thì bị Cua ở trong chum cắp khiến hắn la hét inh ỏi và nhảy ra ngoài. Hắn đang bối rối,chưa biết làm sai thì đã bị Cọp vồ, xé xác.
Ngọc hoàng túng thế đành nhượng bộ, mời Cóc vào. Cóc tâu:
- Muôn tâu Thượng đế, đã ba bốn năm rồi, dưới trần gian không hề được một giọt mưa. Vạn vật khô héo hết cả. Nếu kéo dài mãi thì không còn một sinh vật nào sống sót.
Ngọc Hoàng sợ trần gian nổi loạn dịu giọng nói :
- Nhà ngươi về đi, ta sẽ lệnh cho mưa xuống.
Và dặn thêm :
- Hễ khi nào dưới trần gian hạn lâu ngày, thì cứ nghiến răng báo hiệu nhắc ta.
Ngọc Hoàng phán xong sai Rồng phun mưa xuống. Cóc về đến trần thì nước đã xăm xắp ruộng đồng. Từ đó về sau hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa. Trong dân gian có câu hát:
" Con Cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh Cóc là Trời đánh cho"

Bài học rút ra từ truyện Cóc kiện trời

Sức mạnh của sự đoàn kết: Truyện nhấn mạnh rằng khi mọi người đoàn kết, hợp sức lại thì dù là kẻ yếu cũng có thể vượt qua mọi khó khăn và đạt được mục tiêu. Cóc tuy nhỏ bé nhưng biết tập hợp các loài vật khác để cùng nhau đối phó với Ngọc Hoàng.

Lòng dũng cảm và quyết tâm: Cóc tuy nhỏ bé nhưng không sợ hãi trước quyền lực của Ngọc Hoàng. Sự dũng cảm và quyết tâm của Cóc đã khiến trời phải khuất phục và làm theo yêu cầu của mình.

Sự kiên trì và không khuất phục trước khó khăn: Truyện khuyến khích chúng ta luôn kiên trì trong mọi hoàn cảnh, không nản chí trước khó khăn. Cóc đã vượt qua nhiều trở ngại để lên trời kiện Ngọc Hoàng, đòi lại mưa cho dân gian.

Công lý và quyền lợi chính đáng: Truyện cũng là bài học về công lý và quyền lợi. Cóc đại diện cho tiếng nói của dân gian, dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và của mọi người.

Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng đúng: Truyện chỉ ra rằng, không phải lúc nào quyền lực cũng đúng đắn. Ngọc Hoàng vì thiếu trách nhiệm khiến hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến muôn loài. Nhờ sự can đảm và đoàn kết của Cóc và các loài vật, Ngọc Hoàng mới nhận ra sai lầm và sửa chữa.

4. Ăn khế trả vàng

Tóm tắt truyện Ăn khế trả vàng

“Cây khế” thuộc loại truyện cổ tích thần kì, phù hợp để đọc và ru trẻ vào giấc ngủ mơ. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim, có vần vè như một câu ca. Chỉ nghe một lần là nhớ: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Cả hai lần chim đều nói đúng như thế, với vợ chồng người em và cả với vợ chồng người anh. 

Hiện lên trong truyện là một chú chim phượng hoàng có phép thần, luôn trọng tín nghĩa. Chim rất vô tư, khách quan, biết trả ơn con người, đã hai lần, chở người em và người anh đến đảo vàng, thực hiện đúng lời hứa “ăn một quả trả cục vàng”. Chi tiết túi ba gang mà chim dặn người cũng chính là thông điệp kín đáo: ở đời phải biết đủ, phải biết sống và ứng xử hợp lý, không được tham lam quá đà. Việc người em trai trở nên giàu có còn người anh phải chết mất xác là bài học đạo đức minh chứng cho câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành”. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Ăn khế trả vàng

Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cả cho hai vợ chồng người em.
Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước nên đến mùa đươc bội thu. Thấy thế, người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.
Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê.
Còn người anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho là em ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa.
Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng đã chăm bón và bắt sâu, đuổi kiến cho cây khế nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ bé, quả lúc lỉu cả ở những cành lá sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
Một buổi sáng hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng. Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái quả. Từ đấy cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế thì đã lại thấy chim ở trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu rồi mới vỗ cánh bay đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vơi hẳn quả.
Một hôm, đứng đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim : “Chim ơi, chim ăn như thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa ! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim ạ !”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại : “Ăn một quả trả một cục vàng ! May túi ba gang đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh bay đi.
Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế, nhắc cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một nên lại càng suy nghĩ, phân vân.
Nhưng rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng một cái túi, ngang dọc đúng ba gang.
Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng chào hỏi. Người chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc, lúc bay thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông, sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt trắng xóa.
Anh ngồi trên lưng chim thấy biển mịt mù, không biết đâu là bờ … Thốt nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc, phản chiếu ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến một cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Đặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một móng chim sâu.
Chim ra hiệu bảo anh vào hang, muốn lấy gì thì lấy. Ở ngay cửa hang, anh thấy toàn những thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ các màu; có thứ xanh như mắt mèo, có thứ đỏ ối như mặt trời, còn vàng bạc thì nhiều như sỏi đá. Thấy hang sâu và rộng, anh không dám vào sợ lạc. Anh nhặt một ít vàng và kim cương bỏ vào túi ba gang rồi trèo lên lưng chim ra hiệu cho chim bay về.
Chim tỏ vẻ vui mừng, gật gật cái đầu, vươn cổ kêu vài tiếng, rồi vỗ cánh bay lên trời xanh, bay qua biển, qua rừng, qua núi. Mặt trời mới vừa đứng bóng, chim đã hạ xuống cái vườn nhỏ có cây khế ngọt. Người vợ thấy chồng về bình yên, mừng rỡ vô cùng, chạy ra vuốt lông chim, tỏ ý cảm ơn, ra hiệu mời chim bay lên cây khế giải khát. Chim bay lên cây khế ăn một lúc, rồi kêu ba tiếng như chào vợ chồng người nông dân rồi bay đi. Từ đấy lâu lâu chim mới lại đến ăn khế.
Tiếng đồn hai vợ chồng người em đột nhiên giàu có bay đến tai hai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội vã đến chơi nhà em để dò xét. Nghe em thật thà kể chuyện, người anh gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Hai vợ chồng chỉ lo người em không chịu đổi, không ngờ người em vui vẻ ưng thuận ngay.
Hai vợ chồng người anh mừng rỡ như mở cờ trong bụng, lập tức giao hết tài sản của mình cho em, và sáng hôm sau dọn ngay đến ở túp lều tranh trên mảnh vườn nhỏ có cây khế ngọt. Đến ở mảnh vườn chật hẹp, hai vợ chồng người anh không làm việc gì cả. Còn được ít tiền hai vợ chồng đem tiêu dần, cả ngày chỉ nằm khểnh ngoài hé, hí hửng nhìn lên cây khế, chờ chim bay đến.
Một buổi sáng có một luồng gió mạnh tạt vào nhà, rồi hai vợ chồng thấy ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra sân, vội nhìn lên cây thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế.
Chim mới ăn vài quả, hai vợ chồng đã chu chéo lên : “Cả nhà chúng tôi trông vào có khế, bây giờ chim ăn tào ăn huyệt như thế thì chúng tôi còn trông cậy vào đâu!”. Chim liền đáp : “Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, đem đi mà đựng”, rồi chim bay vụt đi.
Hai vợ chồng người anh mừng quá, cuống quýt vái theo chim rồi bàn nhau may túi, cãi cọ om sòm. Mới đầu hai người định may thật nhiều túi, sau lại sợ chim không đưa đi, nên rút cục chỉ may cái túi như người em, nhưng may to gấp ba, mỗi chiều chín gang, thành một cái tay nải lớn.
Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống sân trước túp lều tranh. Người anh đang ăn, thấy chim bay đến, bỏ cả ăn hấp tấp chạy ra, tay xách cái túi lớn trèo tót lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi, qua biển cả rồi cũng hạ cánh xuống cái đảo khi trước.
Trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt về những ánh ngũ sắc ở các loại kim cương và ngọc quý chiếu ra. Đến khi vào hang, người anh lại càng mê mẩn tâm thần, quên cả đói cả khát, cố nhặt vàng và kim cương thật đầy tay nải, lại buộc đầu ống quần và tay áo cho thật chặt rồi nhồi nhét đầy cả hai tay áo và hai ống quần, đến nỗi nặng quá, chàng ta cố kéo lê từng bước mà vẫn chưa ra được khỏi hang.
Chim đợi lâu quá, chốc chốc lại kêu lên vài tiếng vang cả đảo, thúc giục anh chàng ra về. Mãi gần chiều, anh ta mới kéo được cái tay nải đầy vàng và kim cương đến chỗ chim đang đợi. Muốn cho khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim, rồi lấy dây thừng buộc chặt tay nải vào lưng chim và vào cổ mình.
Chim vỗ cánh bay lên, nhưng vì nặng quá, mới bay lên khỏi mặt đất một ít lại sa xuống. Sau chim cố gắng đạp hai chân thật mạnh xuống đất, vươn cổ bay bổng lên. Anh chàng ngồi trên lưng chim khấp khởi mừng thầm. Cho là chỉ trong giây phút mình sẽ về đến nhà, sẽ có nhà cao cửa rộng, vườn ruộng khắp nơi, tiêu pha hết đời thật hoang toàng cũng không hết của.
Lúc ấy chim đã bay trên biển cả. Trời trở gió, những con sóng xám xì cất cao lên bằng mấy nóc nhà. Chim bay ngược gió rất là mệt nhọc, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần. Túi vàng lớn thốt nhiên bị gió hất mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh, đâm bổ từ lưng trời xuống biển. Chỉ trong chớp mắt, người anh bị sóng cuốn đi, cái túi lớn và những ống quần, tay áo chứa đầy vàng và châu báu dìm anh ta rất mau xuống đáy biển.
Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh một lúc, rồi chim lại vùng lên khỏi mặt nước, bay về núi về rừng.

Bài học rút ra từ truyện Ăn khế trả vàng

Lòng tham sẽ dẫn đến hậu quả xấu: Người anh trong truyện đã trở nên tham lam khi thấy người em được trả vàng từ việc chia sẻ trái khế với con chim thần. Chính lòng tham quá mức đã khiến người anh gặp phải kết cục bi thảm.

Lòng tốt và sự chia sẻ sẽ được đền đáp: Người em tuy nghèo khổ nhưng sống thật thà, hiền lành và sẵn sàng chia sẻ những gì mình có, dù chỉ là cây khế. Nhờ sự tử tế và khiêm tốn, anh đã được chim thần giúp đỡ, trở nên giàu có và hạnh phúc.

Biết đủ và biết hài lòng với những gì mình có: Người em chỉ xin vừa đủ để sống cuộc đời hạnh phúc, không tham lam quá mức. Điều này cho thấy rằng biết đủ là điều quan trọng để duy trì hạnh phúc và tránh rơi vào tai họa.

Công bằng và nhân quả: Câu chuyện nhấn mạnh quy luật nhân quả - người tốt sẽ gặp điều lành, kẻ tham lam và xấu xa sẽ phải nhận lấy hậu quả tương xứng với hành động của mình.

5. Sự tích trầu cau

Tóm tắt truyện Sự Tích Trầu Cau

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, “Sự tích trầu cau” được xếp vào thể loại truyện cổ tích thần kỳ. Câu chuyện đã nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi - vốn là những thứ được sử dụng để ăn trầu, đồng thời giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các lễ cưới người Việt. 

Nội dung chính của truyện xoay quanh hai anh em Tân và Lang vốn rất thương yêu, đùm bọc nhau. Thế nhưng kể từ khi Tân có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành cây trầu không. “Sự tích trầu cau” cũng từ đó truyền tải thông điệp về tình yêu thương và tình cảm gia đình keo sơn, gắn bó. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Sự Tích Trầu Cau

Ngày xưa,ở một ngôi làng có hai người tên Tân và Lang là hai anh em ruột, dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ "Cao".

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai không rời nhau nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh. Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân không quan tâm em như trước nữa. Lang nghĩ anh "mê vợ quên ta" trong lòng chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy, lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.

Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa".

Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!". Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai nhạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt.

Bài học rút ra từ truyện "Sự tích trầu cau"

Tình anh em gắn bó: Câu chuyện dạy rằng tình cảm anh em rất quý giá và cần được trân trọng. Khi có hiểu lầm, anh em nên cùng nhau giải quyết để không mất đi tình thân.

Sự chung thủy trong tình yêu: Truyện cho thấy vợ chồng phải luôn tin tưởng và yêu thương nhau, dù có khó khăn hay hiểu lầm.

Hậu quả của hiểu lầm: Câu chuyện nhắc nhở rằng nếu không nói rõ ràng, hiểu lầm có thể dẫn đến những chuyện buồn.

Nguồn gốc phong tục: Truyện giải thích về phong tục ăn trầu cau ở Việt Nam, tượng trưng cho tình cảm bền chặt và sự đoàn kết.

6. Quan án xử kiện

Tóm tắt truyện Quan án xử kiện

Đây là một trong những truyện cổ tích gối đầu giường mà mẹ nên kể cho bé nghe. Chuyện kể về một ông quan án thông minh đối phó với những vụ án gay go nhất. Lối xử chủ yếu dựa vào tâm lý của con người để tìm ra sự thật. Đây cũng là ước mơ công lý của nhân dân lao động trong xã hội cũ. Quan án đã xử được nhiều vụ án nổi tiếng như “Tấm vải là của ai?”, “Con gà và ổ trứng” và “Hai sợi bấc”. Tác phẩm được đánh giá là giúp trẻ em tăng trí thông minh và khả năng tư duy ngay từ khi còn chưa đọc được chữ. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Quan án xử kiện

Ngày xưa, ở một làng nọ, có một ông quan nổi tiếng xử án công minh và rất giỏi trong việc tìm ra sự thật, tên là Quan Án. Dân làng ai ai cũng kính nể và tin tưởng ông. Dưới đây là 3 câu truyện Quan Án xử kiện phổ biến nhất.

Tấm vải là của ai?

Có hai người đàn bà lên công đường cùng với một tấm vải để thưa kiện. Ai cũng khăng khăng nhận đây là tấm vải của mình và tố cáo người kia giả mạo, vu khống. Thật khó phân xử vì không có người làm chứng sự việc, và mỗi người trong họ đều đưa ra những bằng chứng rất có lý để biện minh cho mình. Cuối cùng, quan cho cắt tấm vải ra làm hai, chia mỗi người một nửa. Một bà ôm mặt khóc nức nở. Quan liền cho bắt bà còn lại vì "chỉ có người chủ thực sự của tấm vải mới xót của mà khóc." Tra khảo bà còn lại thì bà phải nhận tội.

Con gà và ổ trứng

Một hôm, trong làng nọ, có một người đàn bà bị mất một con gà mái cùng ổ trứng. Vì xót của với lại không tìm ra thủ phạm nên bà chửi rủa huyên náo trong làng nhằm vào kẻ đã đánh cắp suốt hai ngày liền làm mọi người hết sức khó chịu. Bà ta vẫn cứ chửi mặc cho quan khuyên nên im đi. Quan ra lệnh cho tất cả mọi người trong làng, mỗi người phải tát vào má bà ta một cái thật đau để răn đe. Mọi người thương tình cảnh của bà ta nên ai cũng tát một cái nhẹ cho có lệ. Duy chỉ có một tên tát một cái rất mạnh. Quan thấy thế cho bắt lại. Tra khảo mãi thì hắn nhận là mình đã lấy cắp gà và trứng của bà ta, và vì căm ghét bà ta đã chửi rủa ba đời nhà mình nên mới làm thế.

Hai sợi bấc

Một người đàn ông bán giấy bị cướp hết giấy và đánh chết. Để tìm ra thủ phạm, quan cho người giả dạng đi thu mua giấy số lượng lớn với giá rất cao để về làm sổ sách. Vì hám lợi, hai tên cướp mới đem số giấy cướp được đến bán và liền bị bắt. Về việc cướp giấy, hai tên đều nhận tội, riêng việc giết người bán giấy, cả hai đều chối và đổ tội cho đứa còn lại. Để xử đúng người, đúng tội, quan giải cả hai đến một ngôi chùa được tiếng linh thiêng, cho mỗi đứa ngậm một sợi bấc bằng nhau và nói: "ai là hung thủ thì sợi bấc trong miệng sẽ tự dài ra sau 99 tiếng gõ mõ." Sau thời gian ấy, đem so hai sợi bấc thì thấy sợi dài, sợi ngắn. Quan ra lệnh bắt tên mà ngậm sợi bấc ngắn vì hắn sợ lộ tội lỗi nên mới cắn cho ngắn bớt sợi bấc.

Bài học rút ra từ truyện "Quan án xử kiện"

Làm việc gì cũng phải công bằng và đúng đắn: Quan Án là một người rất công bằng, không thiên vị ai cả. Ông luôn tìm cách để xử lý mọi việc sao cho đúng, không để ai bị oan.

Suy nghĩ thông minh để giải quyết vấn đề: Quan Án không vội vàng kết tội ai mà tìm cách thông minh để biết ai đúng, ai sai. Khi gặp khó khăn, các em cũng nên suy nghĩ cẩn thận để tìm ra cách giải quyết.

Người xấu sẽ bị trừng phạt: Trong câu chuyện, người hàng xóm xấu đã bị phát hiện và phải trả lại những gì đã lấy. Điều này dạy chúng ta rằng nếu làm sai, sẽ có lúc phải trả giá.

Trung thực luôn được tôn trọng: Nếu các em sống trung thực và thật thà, mọi người sẽ yêu quý và tôn trọng các em. Còn nếu nói dối hay làm điều xấu, sớm muộn gì cũng sẽ bị phát hiện.

7. Cô bé quàng khăn đỏ

Tóm tắt truyện cô bé quàng khăn đỏ

Là một trong những câu truyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới, nội dung chính của truyện kể về một cô gái vẫn được gọi là “cô bé quàng khăn đỏ”. Một hôm có bé đi vào rừng để đưa thức ăn cho người bà ngoại đang bị ốm thì một con sói theo dõi và lập kế hoạch để ăn thịt cô. Con sói hỏi cô bé đang đi đâu và cô đã ngây thơ trả lời.

Là một trong những câu truyện cổ tích nổi tiếng nhất thế giới, nội dung chính của truyện kể về một cô gái vẫn được gọi là “cô bé quàng khăn đỏ”. Một hôm có bé đi vào rừng để đưa thức ăn cho người bà ngoại đang bị ốm thì một con sói theo dõi và lập kế hoạch

Sau đó, sói già gian ác bảo cô bé đi hái hoa để nó có thời gian đến nhà ăn thịt và đóng giả thành bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ. Khi cô bé đến, ngay lập tức cô cũng bị chó sói ăn thịt. May mắn thay một bác thợ ăn đi qua và cứu sống hai người bằng cách mổ bụng con chó sói. Truyện được cho không chỉ giúp giáo dục giới tính mà còn giúp các em có nhiều kiến thức phong phú về thế giới xung quanh.

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện cô bé quàng khăn đỏ

Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé dễ thương được mọi người yêu quý. Bà ngoại là người cô yêu quý nhất. Cô được bà tặng một chiếc khăn màu đỏ rất đẹp, đi đâu cô bé cũng quàng, vì thế nên mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ.

Một hôm, mẹ của cô bé quàng Khăn đỏ bảo cô đem bánh cho bà ngoại. Trước khi cô bé đi, mẹ dặn cô bé:

- Con mang bánh cho bà thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng có chó sói sẽ ăn thịt con đấy.

Trên đường đi, cô bé Khăn đỏ thấy đường vòng qua rừng có rất nhiều hoa, nhiều bướm đủ màu sắc đang bay lượn, cô bé không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo con đường đó. Đi được một quãng thì Khăn đỏ gặp Sóc, Sóc nhắc nhở:

- Cô bé quàng Khăn đỏ ơi, cô quên lời mẹ dặn rồi à? Cô quay lại đi đường thẳng đi, đường đi đường vòng kẻo bị sói ăn thịt.

Mặc cho Sóc can ngăn, cô bé quàng Khăn đỏ vẫn đang mải mê với những chú bướm bay lượn. Cô bé tung tăng trên đường, vừa đuổi bướm, vừa hái hoa.

Khăn đỏ đi tới giữa khu rừng thì gặp Sói. Sói nhìn thấy Khăn đỏ thì mừng lắm, nghĩ thầm có bữa ăn rồi. Ngay lập tức, Sói nhảy ra từ bụi rậm đứng trước mặt cô bé. Sói cất giọng ồm ồm:

- Này, cô bé đi đâu thế?

Nhìn thấy Sói, Khăn đỏ sợ hãi, run run trả lời:

- Bà ngoại cháu bị ốm, mẹ cháu bảo cháu mang bánh sang biếu bà ngoại.

Sói nghe thấy cô bé quàng Khăn đỏ nói đang đi đến nhà bà ngoại thì nghĩ thầm "À, thì ra nó còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả 2 bà cháu". Nghĩ vậy, Sói hỏi tiếp:

- Thế nhà bà ngoại cô bé ở đâu?

Cô bé Khăn đỏ trả lời:

- Nhà bà ngoại cháu ở bên kia khu rừng này. Ngôi nhà có ống khói cao tít, chỉ cần đẩy cửa là vào được nhà.

Biết tính cô bé ham chơi, Sói liền bảo:

- Bà cháu đang ốm, vậy cháu hãy đi hái ít hoa mang cho bà đi.

Khăn đỏ tung tăng đi hái hoa, còn Sói chạy thẳng 1 mạch tới nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào nhà rồi vồ lấy bà cụ nuối chửng ngay. Ăn thịt xong bà ngoại cô bé, Sói lên giường đắp kín chăn giả vờ là bà ngoại đang ốm chờ Khăn đỏ đến.

Khăn đỏ mải mê hái hoa xong mới nhớ ra bà ngoại đang chờ, cô bé vội vã đến nhà bà ngoại. Nhưng lại thay, cửa nhà bà đã mở sẵn, khăn đỏ gọi nhưng không thấy ai trả lời, cô bé lo lắng, tiến gần hơn tới giường và cất tiếng hỏi bà:

- Bà ơi, bà đã ốm lâu chưa?

Sói nằm trên giường không đáp, giả vờ rên hừ... hừ...Khăn đỏ nói tiếp:

- Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.

Cô bé Khăn đỏ tiến đến cạnh giường, nhưng cô bé ngạc nhiên lùi lại hỏi:

- Bà ơi, sao tai bà to thế?

Chó Sói vừa rên vừa đáp:

- Tai bà to để nghe cháu nói rõ hơn.

- Sao mắt bà to thế?

- Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn.

Chưa tin, cô bé Khăn đỏ hỏi lại:

- Sao hôm nay mồm bà to thế?

- Mồm bà to để ăn thịt cháu dễ hơn.

Nói dứt lời, chó Sói vùng dậy nuốt chửng Khăn đỏ vào bụng, cô bé chỉ kịp thét lên một tiếng thật to. Sói ăn no nê, nằm giữa nhà gáy o...o...

Đúng lúc đó, bác thợ săn đi qua. Nghe thấy tiếng gáy o o, bác thợ săn nghĩ chắc chắn không phải tiếng của bà cụ, bác đẩy cửa bước vào thì thấy con chó Sói đang nằm lăn ra ngủ. Bác thợ săn định bắn nhưng nghĩ ra chắc nó đã ăn thịt bà cụ rồi, nhưng vẫn có thể cứu được bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy dao rạch bụng con sói. Bác thợ săn vừa rạch được vài mũi thì thấy một chiếc khăn đỏ chóe, rạch được vài đường nữa thì cô bé Khăn đỏ nhảy ra kêu:

- Trời ơi, cháu sợ quá. Trong bụng sói tối đen như mực.

Bà cụ cũng vẫn còn sống, chui ra thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá nhét đầy bụng Sói. Sói tỉnh giấc nhảy lên nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống và lăn ra chết.

Từ dạo ấy trở đi, cô bé quàng Khăn đỏ không bao giờ dám sai lời mẹ dặn nữa.

Bài học rút ra từ truyện "Cô bé quàng khăn đỏ"

Không được tin người lạ: Cô bé quàng khăn đỏ đã trò chuyện và tin lời Sói mà không biết rằng Sói là kẻ xấu. Bài học cho chúng ta là không nên nói chuyện hay tin tưởng người lạ, nhất là khi bố mẹ không có ở bên.

Nghe lời người lớn: Trước khi đi, mẹ dặn cô bé đi thẳng đến nhà bà và không được la cà. Nhưng vì không nghe lời, cô bé đã gặp nguy hiểm. Khi bố mẹ dặn điều gì, chúng ta nên làm theo để được an toàn.

Phải cẩn thận và suy nghĩ trước khi làm: Khi gặp Sói, cô bé quàng khăn đỏ đã không suy nghĩ kỹ mà kể hết mọi chuyện. Điều này khiến cô bé gặp nguy hiểm. Chúng ta cần cẩn thận và suy nghĩ trước khi làm bất cứ việc gì.

8. Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

Tóm tắt truyện nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn
“Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là câu truyện cổ tích nguyên được anh em nhà Grimm, người Đức, thu thập và cho xuất bản đầu thế kỷ 19. Chuyện kể về nàng Bạch Tuyết xinh đẹp vô tình lạc vào rừng xanh và sinh sống với những người bạn tốt bụng là 7 chú lùn.
Họ đã cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách cùng những mưu mô, thủ đoạn của vị Hoàng hậu tàn ác. Kết thúc truyện, nàng Bạch Tuyết cùng Hoàng tử sánh bước bên nhau còn mụ Hoàng hậu bị nhà vua gông cùm mà lăn ra chết. “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là minh chứng cho việc cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc còn người xấu sẽ bị trừng trị. 

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

Ngày xửa, ngày xưa, giữa mùa đông giá rét, tuyết rơi trắng như bông có một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun, bà mải nhìn tuyết nên kim đâm phải tay, ba giọt máu rơi xuống tuyết.
Thấy máu đỏ pha lẫn tuyết trắng thành một màu tuyệt đẹp, bà nghĩ bụng: "Ước gì ta đẻ được một người con gái, da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ khung cửa này".
Sau đó ít lâu, bà đẻ một cô gái trắng da như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun; vì vậy bà đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết.
Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu căng tự phụ, độc ác và không muốn ai đẹp bằng mình. Bà có một cái gương thần, khi soi, bà hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Thì gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.
Biết gương nói thật, bà rất sung sướng. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp. Năm lên bảy, cô đã đẹp như tiên sa, đẹp hơn cả hoàng hậu.
Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Thì gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Hoàng hậu nghe nói giật mình, ghen tức tái mặt đi. Từ đó mỗi khi thấy Bạch Tuyết, hoàng hậu lại tức điên lên.
Ngày ngày sự kiêu ngạo và lòng đố kỵ khiến mụ lúc nào cũng bứt rứt. Mụ cho gọi một người đi săn đến bảo:
- Ngươi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết chết nó đi, mang tim gan nó về đây cho ta.
Người đi săn vâng lệnh, đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra để chọc tiết thì cô bé vô tội van khóc:
- Bác ơi, bác đừng giết cháu, cháu xin ở lại trong rừng không về lâu đài nữa.
Thấy cô bé xinh đẹp quá, bác thợ săn thương hại bảo:
- Tội nghiệp, thôi cháu đi đi. Bác nghĩ bụng: "Rồi thú dữ cũng đến ăn thịt nó mất". Nhưng bác thấy hình như cất được một gánh nặng trong lòng vì không phải giết người.
Vừa lúc đó một con hoẵng nhỏ nhảy tới. Bác giết con hoẵng, lấy tim gan đem về nộp cho hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết.
Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh ninh đó là tim gan Bạch Tuyết, ăn kỳ hết.
Một mình thui thủi trong rừng sâu. Bạch Tuyết sợ hãi, cô cứ cắm đầu chạy, giẫm phải gai và đá nhọn, chảy cả máu chân. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng không đụng chạm đến cô. Cô đi mỏi cả chân, chập tối, thấy một cái nhà nhỏ, liền vào để nghỉ.
Trong nhà, cái gì cũng bé tí ti, nhưng đẹp và sạch lắm. Trên bàn trải khăn trắng tinh có bảy cái đĩa con, một đĩa có một cái thìa con, một cốc con. Sát tường kê bảy chiếc giường nhỏ phủ khăn trắng như tuyết.
Bạch Tuyết đang đói và khát, liền ăn ở mỗi đĩa một tí rau, tí bánh, và uống ở mỗi cốc một hớp rượu vang, vì cô không muốn ai phải mất phần. Cô mệt quá, muốn đi ngủ, nhưng không giường nào nằm vừa, cái thì dài quá, cái lại ngắn quá. Cô thử đến cái thứ bảy
mới thấy vừa, liền vào đó ngủ.
Tối mịt, các người chủ căn nhà mới về: đó là bảy chú lùn làm công việc đào mỏ. Họ thắp bảy ngọn nên lên. Họ cảm thấy có ai đã đến nhà.
Một chú nói: "Ai đã ngồi vào ghế của tôi?". Chú thứ hai nói: "Ai đã ăn ở đĩa của tôi?". Chú thứ ba nói: "Ai đã ăn ít bánh của tôi?". Chú thứ tư nói: "Ai đã ăn ít rau của tôi?". Chú thứ năm nói: "Ai đã dùng chiếc dĩa của tôi?". Chú thứ sáu nói: "Ai đã dùng dao của tôi?". Chú thứ bảy nói: "Ai đã uống vào cốc của tôi?".
Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:
- Ai đã trèo lên giường tôi?
Những chú khác cũng lại giường mình và nói: "Có ai đã nằm vào giường của tôi?". Chú thứ bảy nhìn vào giường mình thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Chú gọi các chú kia đến. Ai nấy đều ngạc nhiên.
Họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: "Lạy chúa! Cô bé này đẹp quá". Các chú mừng lắm, để yên cho cô ngủ.
Sáng hôm sau, Bạch Tuyết dậy, thấy bảy chú lùn, cô hoảng sợ, nhưng họ thân mật hỏi:
- Cô tên là gì?
Cô đáp:
- Em là Bạch Tuyết.
Họ lại hỏi:
- Sao cô lại tới đây?
Cô kể cho họ nghe là gì ghẻ muốn giết cô, người đi săn đã để cho cô sống, cô đã chạy suốt ngày mãi cho đến khi thấy nhà họ.
Các chú lùn bảo cô:
- Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà này không? Cô sẽ nấu nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu thùa, cô quét tước, dọn dẹp. Ở lại đây với chúng tôi, cô sẽ chẳng thiếu thứ gì.
Từ đó Bạch Tuyết ở với các chú lùn. Cô làm công việc nội trợ.
Sáng sớm, các chú lùn vào mỏ lấy quặng và vàng cho đến chiều tối, Bạch Tuyết làm thức ăn sẵn để cho họ về ăn. Suốt ngày, cô ở nhà một mình. Các chú lùn dặn cô:
- Cẩn thận đề phòng mụ gì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết là cô ở đây. Đừng cho ai vào nhà đấy!
Về phần hoàng hậu, mụ cứ đinh ninh là đã ăn tim gan Bạch Tuyết, từ nay mình đẹp nhất đời.
Mụ ta lại hỏi gương:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã lừa mụ và Bạch Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước.
Sau mụ tìm ra một kế: mụ bôi mặt và ăn mặc giả làm một bà lão bán hàng xén, không ai nhận ra được. Mụ cải trang rồi vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn kia, gõ cửa nói:
- Lão có hàng đẹp bán đây.
Bạch Tuyết nhìn qua cửa sổ nói:
- Chào bà, bà bán gì đấy?
- Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu.
Rồi mụ cho cô xem một chiếc ao lót chẽn bằng xa-tanh ngũ sắc. Bạch Tuyết nghĩ bụng: "Đây không phải là hoàng hậu, mình cho vào được". Cô bèn mở cửa cho mụ vào và mua chiếc áo lót.
Mụ bảo cô:
- Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho.
Bạch Tuyết không chút e ngại, để mụ buộc hộ. Mụ buộc thoăn thoắt, thít chặt quá, Bạch Tuyết không thở được nữa, ngã lăn ra đất, bất tỉnh nhân sự.
Mụ nói:
- Thế là hết đời con đẹp nhất.
Rồi mụ vội vã ra về.
Tối đến bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết nằm xoài trên mặt đất, không động đậy thì hoảng sợ lắm. Họ nhấc cô lên, thấy áo lót buộc chặt quá, bèn cắt đôi ra. Cô lại khe khẽ thở, rồi dần dần sống lại. Sau khi nghe cô kể chuyện vừa xảy ra, các chú lùn bảo cô:
- Bà già bán hàng kia đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô phải cẩn thận, chúng tôi vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé.
Về tới nhà, mụ dì ghẻ vội đến trước gương và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Nghe nói vậy, hoàng hậu cảm thấy máu sôi lên vì căm giận, mụ biết là Bạch Tuyết đã được cứu sống lại. Mụ nói: "Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày". Rồi mụ phù phép làm một cái lược có thuốc độc và mặc giả làm một bà lão khác lần trước.
Mụ vượt bảy ngọn núi đi đến nhà bảy chú lùn, gỗ cửa và nói:
- Bà có hàng đẹp bán đấy.
Bạch Tuyết ngó qua cửa sổ, nói to:
- Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu.
Mụ già nói:
- Thì ai cấm con xem cơ chứ?
Rồi nó giơ cho Bạch Tuyết xem cái lược có thuốc độc.
Cô thích cái lược quá, xiêu lòng chạy ra mở cửa. Mụ già nói:
- Để bà chải cho đẹp nhé.
Bạch Tuyết chẳng ngần ngại gì, để cho mụ chải đầu. Lược mới đụng vào tóc, Bạch Tuyết đã bị độc, ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự.
Con mụ gian ác nói:
- Thế là cô gái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma.
Rồi mụ bỏ đi.
May sao bấy giờ đã muộn. Chẳng mấy chốc, bảy chú lùn về. Thấy Bạch Tuyết nằm chết cứng dưới đất, họ nghi ngay thủ phạm là mụ dì ghẻ. Họ tìm thấy cái lược trên đầu Bạch Tuyết. Vừa gỡ lược ra thì Bạch Tuyết sống lại ngay, kể lại sự việc cho các chú nghe. Các chú dặn cô phải cẩn thận. Bất cứ ai đến cũng đừng mở cửa cho vào.
Hoàng hậu về nhà soi gương hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương vẫn trả lời như trước:
Xưa kia bà đẹp nhất trần,
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ở khuất núi khuất non,
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.
Nghe thấy thế, hoàng hậu tức điên lên, thét lên:
- Con Bạch Tuyết, mày phải chết.
Mụ vào một cái phòng rất kín trong lâu đài, nơi không ai được bước chân tới. Mụ tẩm thuốc độc vào một quả táo. Quả táo trông rất ngon, nửa đỏ nửa trắng, ai thấy cũng muốn ăn, nhưng cắn một miếng là chết tươi.
Sau khi đã chuẩn bị quả táo, mụ bôi mặt, ăn mặc giả làm một bà nông dân, vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa.
Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ, nói:
- Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi.
Mụ nông dân kia bảo:
- Thôi cũng được. Tôi có nhiều táo lắm. Để tôi cho cô một quả.
Bạch Tuyết nói:
- Không, cháu không được phép lấy gì đâu.
Mụ già nói:
- Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra làm đôi, cô ăn nửa đỏ chín rất đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé.
Mụ già bỏ thuốc độc vào quả táo rất khéo, chỉ nửa đỏ có thuốc độc thôi. Bạch Tuyết thèm ăn quả táo quá, thấy mụ ăn táo mà không sao cả, cô bèn cầm lấy phần mụ đưa. Cô vừa cắn một miếng thì ngã lăn ra chết. Mụ gườm gườm nhìn cô, cười khanh khách, nói:
- Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này những thằng lùn hết đường cứu sống mày.
Khi về đến cung hoàng hậu hỏi :
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.
Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ.
Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên mặt đất. Họ nâng cô dậy, tìm xem có dấu vết chất độc nào không. Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu tắm rửa cho cô, nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả
bảy người ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô tươi, má cô ửng hồng như người sống, thì nói: "Ai nỡ vùi cô xuống đất đen". Họ đặt xác cô vào một cỗ quan tài bằng thủy tinh, trông rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ vàng, đề rõ cô là một nàng công chúa. Rồi họ đem quan tài lên núi, cắt phiên nhau canh gác. Đến cả loài vật cũng đến viếng Bạch Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là chim bồ câu.
Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi như ngủ, da vẫn trắng như tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun.
Một hôm, có Hoàng tử đi rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin ngủ nhờ. Hoàng tử trông thấy trên núi có chiếc quan tài trong có Bạch Tuyết, ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo các chú lùn:
- Các chú để cho ta cái quan tài kia, muốn lấy bao nhiêu ta cũng trả.
- Hoàng tử có trả chúng tôi một núi vàng, một biển bạc chúng tôi cũng không bán.
Hoàng tử nói:
- Thế thì các chú biếu ta vậy. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc nàng, coi nàng là người yêu của ta.
Nghe Hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng cho. Hoàng tử sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên. Bạch Tuyết nôn miếng táo có thuốc độc ra.
Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy, kêu lên:
- Trời ơi, đây là đâu?
Hoàng tử mừng rỡ nói:
- Nàng ở đây với ta.
Rồi Hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện.
Hoàng tử nói tiếp:
- Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta, ta sẽ cưới nàng làm vợ.
Bạch Tuyết vui vẻ theo gót Hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử hành rất long trọng.
Mụ dì ghẻ gian ác của Bạch Tuyết cũng được mới đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng lẫy, đến gương soi và hỏi:
Gương kia ngự ở trên tường,
Nước ta ai đẹp được dường như ta?
Gương đáp:
Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần,
Nhưng bà hoàng mới muôn phần đẹp hơn.
Mụ dì ghẻ giận run lên. Mới đầu mụ toan không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không yên, sốt ruột đi xem mặt cô dâu.
Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sợ quá đứng thần người ra, không nhúc nhích được, rồi quả tim độc ác của mụ vỡ tan, mụ lăn ra chết.

Bài học rút ra từ truyện "Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

Sự hiền lành và tốt bụng sẽ được đền đáp: Bạch Tuyết là một cô gái tốt bụng và hiền lành. Cô luôn đối xử tốt với người khác và không bao giờ làm hại ai. Nhờ sự tốt bụng của mình, cô được bảy chú lùn yêu mến và được giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Ganh ghét và ác tâm sẽ có hậu quả xấu: Mẹ kế của Bạch Tuyết rất ghen tỵ với vẻ đẹp của cô và đã cố gắng làm hại cô. Cuối cùng, sự ganh ghét và ác tâm của mụ đã khiến mụ gặp phải hậu quả không tốt và Bạch Tuyết được cứu thoát khỏi nguy hiểm.

Sự trung thực và lòng dũng cảm của người khác có thể giúp ta: Trong câu chuyện, hoàng tử đã dũng cảm và chân thành yêu Bạch Tuyết. Nhờ tình yêu chân thật của hoàng tử, Bạch Tuyết được cứu khỏi giấc ngủ dài và họ sống hạnh phúc mãi mãi.

Cần cẩn thận và luôn nghe lời khuyên từ người thân: Bạch Tuyết đã tin tưởng vào lời khuyên của các chú lùn và không mở cửa cho người lạ. Điều này giúp cô tránh được những rắc rối và nguy hiểm.

9. Cô bé Lọ Lem

Tóm tắt truyện Cô bé Lọ Lem

“Cô bé Lọ Lem” hay “Đôi hài thủy tinh” là một câu chuyện dân gian nổi tiếng được nhiều em nhỏ trên thế giới yêu thích. Tác phẩm thể hiện thông điệp những người bị áp bức bất công cho đến cuối cùng vẫn nhận được phần thưởng chiến thắng. Nhân vật chính là một cô gái trẻ sống trong hoàn cảnh không may đã được hoàng tử cưới làm vợ. “Cô bé Lọ Lem” được xuất bản trên khắp thế giới với hàng ngàn biến thể và là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh khi muốn kể chuyện cho con cái của mình, đặc biệt là các bé gái.

10 truyện cổ tích hay nhất mẹ nên đọc cho bé

Nội dung chi tiết truyện Cô bé lọ lem

Ngày xửa ngày xưa có một người đàn ông rất giàu có nhưng vợ của ông ta lại đang bị ốm nặng. Khi mà bà cảm thấy mình chuẩn bị gần đất xa trời rồi thì bà liền gọi cô con gái độc nhất vô nhị của mình tới bên cạnh giường mình đang nằm, rồi bà dặn dò với con gái rằng:

– Con gái yêu dấu của mẹ, khi mẹ đi rồi thì con hãy cố gắng chăm chỉ và nết na nhé, còn mẹ thì vẫn sẽ mãi mãi ở bên cạnh và phù hộ cho con.

Bà mẹ vừa nói xong lời trăn trối thì liền nhắm mắt qua đời. Sau khi mẹ mất thì ngày nào cô bé cũng tới bên cạnh mộ của mẹ mình mà khóc thương. Cô bé vâng lời mẹ nên ngày ngày rất chăm chỉ và nết na khiến cho tất cả mọi người xung quanh đều cảm thấy yêu mến cô bé.

Rồi khi mùa đông đã tới, tuyết đã phủ đầy một lớp dày ngay trên mộ của người mẹ, nhìn nó giống hệt như là một tấm khăn màu trắng xinh đẹp vậy. Rồi khi những ánh nắng mặt trời của mùa xuân tới và cuốn mất đi chiếc khăn trắng tinh ấy đi thì người cha quyết định sẽ cưới vợ hai.

Không chỉ đem vợ hai về nhà, mà người dì ghẻ này còn đem theo cả hai cô con gái riêng của mình nữa. Cả hai đứa con gái riêng này mặt mày tuy rằng cũng sáng sủa và kháu khỉnh, nhưng trong bụng lại vô cùng xấu xa và đen tối.

Cũng từ ngày đó trở đi thì cô bé kia phải sống một cuộc đời khốn khổ. Mụ dì ghẻ hùa cùng với hai đứa con gái riêng của mình bảo nhau rằng:

– Chúng ta không thể nào cứ để cho cái con ngan ngu ngốc ấy ngồi lỳ ở trong nhà được! Nếu nó muốn có bánh mà ăn thì phải tự đi mà kiếm. Ra đây ngay lập tức, con làm bếp!

Khi cô bé ra ngoài, chúng đem lột sạch tất cả những quần áo đẹp đẽ đang mặc trên người cô ra, ném cho cô chiếc áo choàng màu xám vô cùng cũ kĩ và xấu xí, sau đó lại ném tiếp cho cô đôi guốc mộc nữa. Rồi thì chúng vui vẻ cười nói:

– Hãy nhìn xem cô công chúa đài các của chúng ta ngày nào đã thay đổi hình dạng của mình như thế nào kìa!

Và ba mẹ con họ cứ thế reo lên mà nhạo báng đủ điều, sau đó mới đẩy cô xuống nhà bếp. Họ bắt cô từ sáng tới tận tối làm lụng vất vả, từ tờ mờ sáng thì cô đã phải dậy, rồi đi gánh nước, về lại nhóm bếp, sau đó thì thổi cơm và giặt giũ. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ, hai đứa con gái của dì ghẻ nghĩ ra rất nhiều cách để mà hành hạ cô, khi đã hành hạ chán chê thì chúng lại hả hê chế giễu, chúng còn đem đậu Hà Lan trộn lẫn cùng đậu biển đổ xuống tro rồi bắt cô nhặt riêng từng loại.

Khi tối đến, sau cả một ngày phải làm lụng vất vả, cơ thể cô đã mệt lử cả đi, nhưng ba mẹ con dì ghẻ cũng chẳng cho cô được ngủ trên một chiếc giường tử tế, chúng bắt cô ngủ ở trên đống tro tàn ngay cạnh bếp. Bởi vì lúc nào cũng ở gần tro bụi trong bếp nên nhìn cô càng ngày càng lem luốc, nên hai đứa con gái của dì ghẻ liền đặt tên cho cô là “Lọ Lem”.

Có một lần người cha chuẩn bị đi chợ phiên, ông ta hỏi hai đứa con của dì ghẻ xem chúng muốn mua món quà như thế nào. Đứa con gái thứ nhất thì nói:

– Con muốn có quần áo đẹp.

Còn đứa thứ hai lại nói rằng:

– Con muốn có ngọc với đá quý nữa.

Người cha lại quay ra hỏi:

– Còn Lọ Lem, con thì muốn thứ gì?

– Thưa cha, lúc trên đường trở về nhà, có cành cây nào vướng vào mũ của cha thì xin cha bẻ cành cây đó về cho con.

Đi chợ phiên trở về, người cha không quên mua quần áo đẹp cùng ngọc trai, đá quý về cho hai đứa con gái của dì ghẻ. Lúc đi trên đường, ông cưỡi ngựa ngang qua bụi cây, một cành dẻ vô tình vướng vào người khiến chiếc mũ ông đang đội rơi xuống đường. Nhớ đến Lọ Lem, ông liền bẻ luôn cành dẻ ấy mang về nhà.

Khi về đến nhà, người cha đem quà đã mua chia cho hai đứa con gái của dì ghẻ đồ chúng đã xin, ông cũng đưa cành dẻ kia cho Lọ Lem. Lọ Lem liền cám ơn cha mình, sau đó mang theo cành dẻ kia đến bên mộ của mẹ mình rồi trồng ngay bên cạnh mộ, sau đó cô ngồi đó khóc lóc thảm thiết, hai hàng nước mắt cứ chảy xuống không ngừng, tưới ướt cả cành cây dẻ mới trồng. Đột nhiên cành dẻ nảy dễ đâm chồi, sau đó một thời gian ngắn thì từ cành cây nhỏ đã trở thành cây dẻ cao lớn, tán lá xòe to.

Hằng ngày Lọ Lem đều chăm chỉ ra mộ của mẹ viếng ba lần, xong cô lại ngồi đó mà khóc lóc khấn mẹ, mỗi lần cô như vậy thì đều có một chú chim màu trắng bay tới rồi đậu ở trên cành cây dẻ. Hễ thấy Lọ Lem nói ra điều mong ước muốn thứ gì thì chim lập tức đem thả thứ ấy cho cô.

Ngày kia, nhà vua cho mở hội tận ba ngày, ngài cho mời hết tất cả những hoa khôi ở trong nước tới tham dự để cho hoàng tử con trai mình kén vợ.

Khi hai đứa con gái của dì ghẻ nghe tin mình cũng có thiệp mời tới tham dự thì vô cùng vui mừng, chúng liền cho gọi Lọ Lem tới và bảo cô:

– Mày mau mau chải đầu rồi đi đánh lại giày cho bọn tao, nhớ buộc dây giày cho thật chặt, bọn tao còn phải đi tới dự hội trong cung vua đấy.

Lọ Lem ngoan ngoãn làm theo những gì chúng sai khiến, sau đó lại ngồi ôm mặt khóc một mình, bởi vì cô cũng muốn được đi nhảy tại hội ấy. Cô liền xin mụ dì ghẻ cho mình được đi cùng. Nhưng dì ghẻ lại nói:

– Cái đồ Lọ Lem mày, người thì toàn bụi bẩn mà lại dám đòi được đi dự hội à! Quần áo, giày không có mà còn đòi được đi nhảy cơ!

Lọ Lem vẫn khẩn khoản cầu xin dì ghẻ cho phép mình đi. Cuối cùng dì ghẻ mới nói là:

– Tao vừa mới đổ một đấu đậu biển vào trong đám tro, nếu như mày có thể nhặt hết số đậu ấy trong vòng hai giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội.

Lọ Lem vâng lời, cô lập tức chạy hướng cửa sau và ra vườn, cô gọi to:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Cô vừa dứt tiếng gọi thì có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp.

Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng đem nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết một giờ đồng hồ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc xong xuôi thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem mang chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin chắc rằng dì ghẻ sẽ cho mình đi theo tới chỗ dạ hội của nhà vua tổ chức. Nhưng không, mụ dì ghẻ nói với cô:

– Mày không thể đi đâu. Lọ Lem! Xem mày có được bộ quần áo tử tế nào không mà đòi đi nhảy, mọi người ở đó sẽ nhạo báng mày.

Khi trông thấy cô khóc nức nở thì dì ghẻ lại nói tiếp:

– Nếu như mày có thể nhặt hết hai đấu đậu biển lẫn trong đống tro ấy trong vòng một giờ đồng hồ thì tao sẽ cho mày được đi hội cùng.

Lúc đó dì ghẻ nghĩ rằng: “Nó chắc chắn không bao giờ có thể nhặt xong được”. Sau khi mụ dì ghẻ đã đổ hết đậu vào trong đống tro cạnh bếp, Lọ Lem lại đi từ cửa sau ra ngoài vườn và gọi lớn:

– Hỡi những chú chim câu hiền lành, những chim gáy cùng tất cả những chú chim khác trên trời, các bạn hãy bay về đây nhặt đậu giúp em với:

Đậu ngon chim bỏ vào niêu,

Còn là đậu xấu chim bỏ vào diều chim nhé.

Ngay lập tức lại có hai con chim bồ câu màu trắng lập tức bay qua ô cửa sổ bếp và sà xuống đám tro nhặt đậu, tiếp theo còn có chim gáy, sau đó thì tất cả những loài chim đang bay trên trời đều đua nhau sà xuống nơi tro bếp. Đôi chim bồ câu kêu gù gù hai tiếng rồi cúi đầu mà mổ lia lịa, liên tục phát ra những tiếng “píc, píc, píc”, chúng nhặt những hạt đậu tốt rồi bỏ vào trong nồi. Chưa hết nửa giờ thì đám chim đã cùng nhau nhặt xong chỗ đậu tốt ở trong đống tro bếp. Khi mọi việc đã xong thì đàn chim lại cùng nhau cất cánh mà bay đi. Lọ Lem đem chỗ đậu đã nhặt xong tới cho dì ghẻ xem, trong bụng mừng thầm, cô tin rằng lần này thể nào mình cũng sẽ được dì ghẻ cho phép tới chỗ dạ hội. Nhưng không, mụ dì ghẻ lại nói với cô:

– Dù mày làm gì cũng tốn công vô ích thôi Lọ Lem ạ! Mày không thể nào mà đi theo cùng được, bởi vì mày có đây quần áo đẹp mà lại đòi đi nhảy chứ. Chả nhẽ mày lại bắt chúng tao phải bẽ mặt với thiên hạ bởi vì đứa như mày sao?

Nói đoạn mụ dì ghẻ lập tức quay lưng và cùng với hai đứa con gái của mụ vội vã lên xe tới cung vua dự dạ hội. Khi trong nhà chẳng còn một bóng người thì Lọ Lem liền tìm ra mộ của mẹ, cô đứng ngay dưới gốc của cây dẻ mà gọi nhỏ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Khi cô vừa dứt lời thì chim liền thả xuống một bộ váy áo thêu những chỉ vàng chỉ bạc lấp lánh cho cô, còn thêm cả một đôi hài lụa cũng thêu chỉ bạc nữa. Lọ Lem vội vàng đem theo đống trang phục rực rỡ ấy vào nhà thay ra rồi đến chỗ dạ hội. Bởi vì Lọ Lem quá xinh đẹp nên cả mụ dì ghẻ lẫn hai đứa con gái của mụ đều không thể nào nhận ra được, bọn chúng cứ ngỡ rằng cô là công chúa của đất nước xa lạ nào đó được mời tới để dự dạ hội. Cả ba mẹ con mụ ta nào đâu ngờ được người đó chính là cô bé Lọ Lem, vẫn cứ đinh ninh cho rằng giờ phút này cô đang ở nhà lúi húi nhặt đống đậu ra khỏi tro bếp.

Hoàng tử bị thu hút bởi sắc đẹp lộng lẫy nên lập tức tiến lại gần cô, lịch sự đưa tay mời cô cùng nhảy một điệu. Hai người cùng nhau nhảy, và hoàng tử lại không muốn bắt cặp nhảy chung với một ai nữa, vì thế qua hết bài nhạc này tới bài nhạc khác vẫn không chịu rời tay khỏi tay cô. Khi có người khác tới để mời cô cùng nhảy thì hoàng tử lại nói rằng:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Cho đến khi tối đến, Lọ Lem muốn được về nhà, chàng hoàng tử lại nói:

– Hãy để tôi cùng đi, tôi muốn được đưa cô về tận nhà.

Hoàng tử muốn biết nàng thiếu nữ rất xinh đẹp này là tiểu thư của nhà nào. Khi đã gần tới nhà thì cô liền gỡ bàn tay của hoàng tử ra rồi nhảy lên phía chuồng của chim bồ câu. Còn chàng hoàng tử thì vẫn ngây ngốc đứng chờ ở đó rất lâu, đến tận khi người cha trở về nhìn thấy thì chàng liền kể lại cho ông nghe chuyện có một cô gái lạ mặt nhảy lên chuồng chim bồ câu. Vì vậy ông ta nghĩ thầm:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Nghĩ vậy nên ông ta liền đem rìu cùng câu liêm tới chẻ đôi chiếc chuồng chim bồ câu kia ra. Tuy nhiên thì ông chẳng thấy người nào ở đó. Rồi khi họ trở về đến nhà thì vẫn thấy Lọ Lem đang mặc trên người bộ quần áo nhem nhuốc và còn đang nằm ở trên đống tro bếp bẩn thỉu, ngay cạnh ống khói của lò sưởi vẫn có một ngọn đèn dầu đang cháy tù mù.

Nhưng thực sự là lúc đó Lọ Lem đã rất nhanh mà nhảy khỏi chuồng chim bồ câu, rồi chạy về phía cây dẻ bên mộ của người mẹ, thay bộ quần áo đẹp ra để lại đó. Và con chim kia lại sà xuống tha đống đồ đó đi mất. Sau đó thì Lọ Lem lại mặc lên người chiếc áo choàng màu xám cũ kĩ, trở lại đống tro cạnh bếp và nằm an ổn ở đó.

Ngày hôm sau dạ hội lại tiếp tục diễn ra như cũ. Đợi đến khi cả cha, dì ghẻ cùng hai người con gái của dì ghẻ đều đã đi hết. Lọ Lem mới đến chỗ gốc cây dẻ và gọi:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Và chim lại thả cho cô một bộ trang phục còn lộng lẫy hơn cả hôm trước nhiều. Lọ Lem sau khi thay xong quần áo thì lại lên đường đến dạ hội. Cô xuất hiện dưới ánh đèn sáng của dạ hội khiến cho mọi người đều phải sửng sốt, cô đẹp đến rực rỡ làm cho ánh mắt của mọi người nhìn cô đều say đắm không nỡ rời.

Hoàng tử hôm nay đã đợi cô rất lâu, khi thấy cô đến lập tức tiến lại và nắm lấy tay cô. Hôm đó hoàng tử cũng chỉ nhảy cùng với duy nhất một người là cô mà thôi. Và những người khác ở trong dạ vũ đến mời cô cùng nhảy thì chàng hoàng tử lại nói:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi tối đến, lúc cô xin được trở về nhà thì hoàng tử lại theo sau, chàng muốn biết được nhà của cô ở nơi nào. Nhưng vừa mới đến nơi thì cô đã vội vã chạy về phía sau vườn. Nơi đó có cây lê đang kì trĩu quả nhìn thật ngon mắt. Lọ Lem nhanh như sóc liền trèo lên cây và lẩn trốn giữa những tán lá dày.

Lần này hoàng tử cũng chẳng biết được cô trốn ở nơi nào, chàng đành phải đợi người cha trở về rồi lại nói:

– Cô gái lạ mặt ấy lại chạy trốn rồi. Ta nghĩ cô ấy đã nhảy lên trên cây lê này rồi.

Người cha nghe vậy thì lại thầm nghĩ:

– Chẳng lẽ đó lại là Lọ Lem?

Người cha sai người đem rìu tới và đẵn cây lê kia xuống, nhưng mà chẳng trông thấy người nào ở trên cây cả. Khi tất cả mọi người cùng tới bếp, Lọ Lem đã ở đó, nằm trên đống tro bếp như mọi ngày khác.

Nhưng thực ra thì Lọ Lem đã nhảy xuống từ phía bên kia của cây lê, rồi đem bộ quần áo xinh đẹp tới trả cho chim vẫn đậu trên cây dẻ, sau đó mặc vào chiếc áo choàng xám bẩn thỉu của mình.

Ngày dạ hội thứ ba lại đến, cha, dì ghẻ cùng với hai cô con gái của dì ghẻ lại ăn diện rời khỏi nhà. Và Lọ Lem lại đến chỗ mộ của mẹ mình và bảo với cây dẻ:

– Cây ơi, hãy rung đi nào,

Hãy thả xuống cho em những áo vàng, áo bạc.

Lần này chim thả xuống cho cô một bộ váy áo vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy chưa từng có và còn cả đôi hài làm bằng vàng. Lọ Lem thay quần áo đẹp, đi hài vàng tới dự dạ hội. Sự xuất hiện của cô khiến cho mọi người đều há hốc mồm ngạc nhiên, tất cả đều trợn tròn mắt mà ngắm nhìn cô.

Đêm này cũng không có gì khác, hoàng tử vẫn luôn nắm tay cùng cô nhảy hết bài này tới bài khác. Nếu như có ai khác tới và mời cô nhảy cùng thì chàng lại bảo:

– Đây là bạn nhảy của tôi!

Khi trời đã tối, Lọ Lem lại xin phép được trở về. Lần này hoàng tử cũng định sẽ đưa cô về, nhưng Lọ Lem lại nhanh hơn mà lẩn trốn khiến hoàng tử không theo kịp. Tuy nhiên thì lần này chàng hoàng tử đã nghĩ được một kế rất hay, chàng cho người đổ đầy nhựa thông trên chiếc thang, vì vậy nên lúc cô nhảy lên trên thang thì chiếc hài vàng bên chân trái vì bị nhựa thông dính chặt lại.

Lúc hoàng tử chạy tới nơi thì chỉ thấy chiếc hài bằng vàng nhỏ nhắn và xinh đẹp dính lại nơi đó, còn Lọ Lem thì đã biến mất. Ngày hôm sau chàng hoàng tử liền đem theo chiếc hài vàng đến nhà tìm người cha, chàng nói:

– Ta sẽ chỉ lấy người có thể đi vừa chiếc hài này làm vợ.

Hai đứa con gái của dì ghẻ nghe được chàng hoàng tử nói như vậy thì vui mừng vô cùng, bởi vì cả hai người đều có được những đôi chân rất đẹp. Người thử đầu tiên là cô chị cả, cô ta đem theo chiếc hài vàng vào trong buồng để thử cho mẹ mình nhìn trước. Tuy chân cô đẹp thật nhưng lại không cách nào nhét được ngón chân cái của mình vào trong chiếc giày. Dì ghẻ trông thấy vậy lập tức đưa cho con gái mình con dao rồi bảo:

– Con cứ cắt phăng cái ngón chân đó đi. Khi đã được làm hoàng hậu thì có bao giờ phải đi bộ đâu.

Cô con gái nghe mẹ nói vậy thì lập tức cầm dao chặt ngay ngón chân cái của mình đi, rồi sau đó cắn răng chịu đau mà nhét chân vào trong hài. Cô ta ra ngoài đến trước mặt hoàng tử. Khi thấy hài vừa chân, chàng hoàng tử liền nhận cô ta làm cô dâu của mình, chàng bế cô ta lên trên ngựa để cùng cưỡi trở về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua một ngôi mộ, ở đó có đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây dẻ, chim hót:

Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.

Nghe tiếng chim hót, hoàng tử liền liếc nhìn dưới chân cô gái, chàng thấy máu vẫn đang chảy ra không ngừng, chàng lập tức dừng ngựa lại, rồi đưa cô dâu giả trả về nhà, và nói:

– Đây đâu phải là cô dâu thật của ta.

Chàng hoàng tử lấy lại chiếc hài vàng đưa cho cô em. Cô ta mang hài vào trong buồng để thử, may mắn là các ngón chân của cô ta đều lọt được vào trong hài, nhưng gót chân của cô ta lại quá to.

Lần này mụ dì ghẻ cũng đưa cho con mình một con dao và nói:

– Con cứ cắt phăng miếng gót chân ấy đi. Khi đã được làm hoàng hậu thì có bao giờ phải đi bằng chân đất đâu.

Nghe lời mẹ nên cô ta cắt một miếng lớn ở gót chân rồi lại cắn răng chịu đau đớn nhét chân mình vào trong chiếc hài nhỏ. Cô ra trình diện trước mặt hoàng tử. Thấy hài vừa chân nên chàng hoàng tử lập tức nhận cô ta làm cô dâu của mình, rồi lại bế cô ta đặt lên ngựa để cùng mình về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua một ngôi mộ, ở đó có đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây dẻ, chim hót:

Máu thấm trên hài,
Do chân dài quá,
Chính cô dâu thật,
Vẫn ở trong nhà.

Nghe tiếng chim hót, hoàng tử liền liếc nhìn dưới chân cô gái, chàng thấy máu vẫn đang chảy ra không ngừng, chàng lập tức dừng ngựa lại, rồi đưa cô dâu giả trả về nhà, và nói:

– Đây cũng đâu phải là cô dâu thật của ta. Gia đình này còn có người con gái khác không?

Lần này người cha trả lời:

– Tâu hoàng tử là không còn ạ. Vợ cả của tôi trước khi qua đời để lại cho tôi một đứa con gái, nhưng đứa này cả người đều xanh xao và nhem nhuốc. Thứ như nó thì sao mà làm cô dâu cho được.

Tuy nhiên hoàng tử lại bảo ông ta cứ cho gọi cô gái đó ra đây. Mụ dì ghẻ thấy vậy thì liền chen ngang:

– Tâu hoàng tử, không nên làm thế đâu ạ. Cả người nó đều hết sức dơ bẩn, sao có thể gọi nó ra đây mà nhìn hoàng tử được.

Dù cho bọn họ có nói như thế nào đi nữa thì chàng hoàng tử vẫn cứ khăng khăng gọi cho được Lọ Lem ra gặp mặt. Lọ Lem liền rửa sạch mặt mũi, chân tay của mình sau đó mới ra cúi chào hoàng tử. Chàng liền đưa chiếc hài vàng nhỏ xinh cho cô. Lọ Lem ngồi xuống ghế, đem bàn chân nhỏ rút ra khỏi đôi guốc mộc nặng nề và xỏ vào trong hài vàng thì vừa như in. Lúc cô đứng dậy, chàng hoàng tử đã trông thấy khuôn mặt của cô thì lập tức nhận ra cô chính là cô gái xinh đẹp đã làm bạn nhảy của mình mấy ngày dạ vũ vừa rồi, chàng reo lên:

– Đây mới đúng là cô dâu thật của ta!

Mụ dì ghẻ cùng với hai đứa con gái của mụ lúc này cả khuôn mặt đều tái mét đi vì sợ hãi và tức giận. Chàng hoàng tử lập tức bế bổng nàng Lọ Lem đưa lên ngựa và trở về cung.

Trên con đường trở về hoàng cung, ngựa phải đi qua chỗ gốc cây dẻ, đôi chim bồ câu đang đậu ở trên cành cây liền hót:

Hài không có máu,
Chân vừa như in,
Đúng cô dâu thật,
Hoàng tử dẫn về.

Sau khi hót xong thì đôi chim ấy liền bay tới và đậu trên vai Lọ Lem, mỗi con đậu một bên vai của cô.

Đám cưới của hoàng tử nhanh chóng được tổ chức, Lọ lem giờ đây đã trở thành công chúa. Hai đứa con gái của mụ dì ghẻ vì muốn phỉnh nịnh mong được hưởng theo phú quý nên cũng kéo đến. Khi đoàn rước dâu đi đến thì cô chị cả lập tức chạy tới bên phải, còn cô em thì lại chạy sang bên trái. Đôi chim bồ câu liền mổ cho mỗi cô mất một con mắt. Rồi khi hai chị em trở về, cô chị lại đi bên trái, còn cô em lại đi bên phải. Đôi chim bồ câu kia lại mổ cho mỗi cô mất thêm một con mắt nữa. Vậy là cả hai phải chịu cảnh mù lòa cả đời, họ bị trừng trị vì tội ác cũng như những giả dối suốt thời gian qua.

Bài học rút ra từ truyện "Cô bé lọ lem"

Luôn là chính mình: Lọ Lem luôn giữ được lòng tốt và sự chăm sóc dù gặp nhiều khó khăn. Cô không bao giờ thay đổi bản chất tốt đẹp của mình, và đó là lý do cô cuối cùng được hạnh phúc.

Lòng tốt sẽ được đền đáp: Dù bị mẹ kế và các chị gái đối xử tồi tệ, Lọ Lem vẫn là một cô gái tốt bụng và chăm chỉ. Cuối cùng, lòng tốt của cô được đền đáp khi cô gặp được hoàng tử và trở thành công chúa.

Tin tưởng vào điều kỳ diệu: Khi mọi thứ có vẻ không thể thay đổi, những điều kỳ diệu có thể xảy ra nếu bạn tin vào điều tốt đẹp. Nhờ bà tiên, Lọ Lem có cơ hội đi dự dạ tiệc và gặp hoàng tử.

Thực hiện lời hứa và đúng giờ: Dù là phép màu, Lọ Lem vẫn phải rời khỏi buổi tiệc đúng lúc 12h đêm, trước khi phép thuật hết hạn. Điều này dạy chúng ta rằng luôn cần phải giữ lời hứa, tuân thủ thời gian và có trách nhiệm với những gì mình đã hứa.

Phải biết tự yêu thương chính bản thân mình: Lọ Lem đã không bao giờ từ bỏ hy vọng và luôn tin vào bản thân mình. Chúng ta cũng cần học cách tự trân trọng và yêu thương bản thân, không để bất kỳ ai khác làm mất đi giá trị của chúng ta.

10. Chó sói và bảy chú dê con

Tóm tắt truyện chó soi và bảy chú dê con

Thông qua câu chuyện về các chú dê con, phụ huynh có thể gián tiếp nhắc nhở các bé phải ngoan ngoãn, nghe lời ông bà, cha mẹ, và khi không có người lớn ở nhà thì phải cảnh giác, tuyệt đối không cho người lạ mặt vào nhà. Chính sự thông minh và nghe lời đã giúp các chú dê con vượt qua được nanh vuốt hiểm ác của con chó sói để đến khi dê mẹ về thì vui mừng ôm chầm lấy mẹ hạnh phúc.
Trong cuộc sống cũng vậy không phải lúc nào người lớn cũng có thể che chở, bao bọc cho những đứa con của mình mà hơn hết các em nhỏ cũng phải tự học cách bảo vệ bản thân mình - đây cũng là thông điệp nhân văn mà câu chuyện muốn truyền tải đến các bạn nhỏ.

truyện cổ tích cho bé đi ngủ

Nội dung chi tiết truyện chó soi và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn nên gọi bảy con lại dặn dò:

– Các con yêu dấu, mẹ muốn đi vào rừng một lát, các con hãy cảnh giác chó sói, nếu nó vào thì nó sẽ ăn thịt tất cả các con cả da lẫn lông. Thằng quỷ sứ ấy thường hay trá hình, nhưng các con cứ nghe thấy giọng khản ồ ồ và thấy cái chân đen sì là nhận ra được nó ngay.

Dê con đồng thanh đáp:

– Mẹ yêu, chúng con sẽ cảnh giác, mẹ cứ yên tâm mà đi.

Dê mẹ kêu be be, rồi yên trí lên đường.

Không bao lâu sau thì có ai gõ cửa và gọi to:

– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.

Nghe tiếng khàn ồ ồ, dê con nhận ngay ra là chó sói, đàn dê con nói vọng ra:

– Chúng ta không mở cửa, ngươi đâu phải là mẹ chúng ta, mẹ có giọng nói thanh trong và dễ thương cơ, còn giọng ngươi khàn khàn ồ ồ, đúng ngươi là chó sói.

Sói vội chạy đến cửa hàng xén, mua cục phấn to để ăn cho thanh giọng. Rồi nó quay trở lại, gõ cửa và gọi:

– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.

Sói vịn chân lên cửa sổ, đàn dê con nhận ra và đồng thanh nói:

– Chúng ta không mở cửa, chân mẹ đâu có đen như chân ngươi, ngươi đúng là chó sói.

Sói liền chạy tới bác thợ làm bánh mì nói:

– Chân tôi vấp bị thương, bác làm ơn đắp bột nhão lên cho tôi.

Người làm bánh mì đắp bột nhão lên chân nó, nó liền chạy tới nhà người xay bột và nói:

– Bác làm ơn rắc bột trắng lên chỗ chân đắp bột nhão cho tôi.

Bác xay bột nghĩ: “Con sói này định đánh lừa ai đây”. Nên bác từ chối. Sói hăm dọa:

– Nếu bác không chịu làm việc đó thì tôi ăn thịt bác đấy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bác xay bột đâm ra sợ, đành phải rắc bột cho trắng chân sói.

Con sói quỷ sứ lại mon men tới cửa lần thứ ba, gõ cửa gọi:

– Mở cửa mẹ vào, các con yêu dấu. Mẹ của các con đã về và có mang quà ở rừng về cho các con đây.

Dê con bảo:

– Con xem chân, xem có đúng là mẹ yêu dấu không nào.

Sói đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn.

Một con nhảy chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường.

Nhưng sói đều tìm được. Nó không cần lựa chọn, nuốt chửng hết con này đến con kia, duy chỉ có con dê bé nhất núp trong hộp đồng hồ là nó không tìm thấy.

Khi đã thỏa mãn cơn thèm, sói khệnh khạng đi ra cánh đồng cỏ xanh tươi, nằm dưới một cây cổ thụ và thiu thiu ngủ.

2. Dê mẹ đi tìm chó sói và bảy chú dê con

Chỉ một lát sau dê mẹ ở rừng về tới nhà. Trời, dê mẹ nhìn cảnh vật mà đau lòng: cửa mở toang, bàn ghế đổ lỏng chỏng, ngổn ngang, chậu giặt vỡ tan tành, chăn gối vứt khắp nơi. Dê mẹ tìm chẳng thấy một đứa con nào cả. Dê mẹ gọi tên từng đứa, cũng chẳng thấy đứa nào thưa. Gọi mãi tới tên đứa út thì có tiếng nói khe khẽ:

– Mẹ yêu dấu, con trốn ở trên hộp đồng hồ treo trên tường này.

Dê mẹ bế con ra. Dê con kể mẹ nghe chuyện sói đến và đã ăn thịt tất cả các anh. Chắc các bạn biết dê mẹ khóc thảm thiết như thế nào về những đứa con xấu số của mình.

Đau buồn, dê mẹ đi tìm, dê con chạy theo sau.

Khi tới cánh đồng cỏ, dê mẹ nhìn thấy sói nằm ở gốc cây, ngủ ngáy rung cả cành lá. Dê mẹ chăm chú quan sát khắp người sói, thấy bụng nó căng, hình như có cái gì động đậy, phập phồng ở trong. Dê mẹ nghĩ:

– Trời ơi! Lẽ nào những đứa con đáng thương của tôi bị sói nuốt chửng làm bữa tối vẫn còn sống hay sao?

Dê mẹ sai dê con chạy về nhà lấy kéo và kim chỉ. Rồi dê mẹ rạch bụng con quái vật, rạch chưa hết nhát kéo thứ nhất thì một chú dê con đã ló đầu ra.

Cứ thế tiếp tục rạch, cả sáu chú dê con nối đuôi nhau nhảy ra, và cả sáu đều sống, không hề bị xây xát, vì sói háu ăn nên chỉ nuốt chửng không kịp nhai. Mừng ơi là mừng! Đàn con ôm hôn vuốt ve mẹ, nhảy tung tăng. Dê mẹ bảo đàn con:

– Giờ các con hãy đi tìm nhặt đá to để nhét vào bụng con vật quái ác này khi nó còn đang ngủ say.

Thế rồi bảy chú dê con vội vàng chạy đi khuân đá về, tha được bao nhiêu chúng nhét hết vào bụng sói. Rồi dê mẹ khâu bụng sói lại nhanh đến nỗi sói không hề hay biết và cũng không thèm cựa mình.

Sau khi ngủ đã đẫy giấc, sói thức dậy. Nó khát khô cả cổ vì đá đầy trong bụng, nó định ra suối uống nước. Nó vừa nhổm dậy, mới nhúc nhích định đi thì đá trong bụng đè lăn lên nhau nghe lạo xạo. Lúc đó sói kêu lên:

Cái gì lộn xộn, lạo xạo

Chạy trong bụng ta thế này?

Ta tưởng sáu chú dê non,

Sao lại chỉ có đá hòn nằm trong?

Khi nó tới được bên bờ suối, cúi xuống định uống thì bị đá nặng kéo ngã nhào xuống nước và nó chết đuối không kịp kêu một lời.

Bảy chú dê con thấy vậy chạy tới reo ầm lên: “Chó sói chết rồi, chó sói chết rồi!” và cùng mẹ sung sướng nhảy múa tung tăng bên bờ suối.

Bài học rút ra từ truyện chó soi và bảy chú dê con

Không tin người lạ: Câu chuyện dạy chúng ta rằng không nên tin tưởng những người mà mình không biết rõ. Ví dụ, trong câu chuyện, các chú dê con đã tin vào chú sói giả dạng, và điều đó đã gây ra rắc rối lớn.

Cẩn thận với những người có vẻ ngoài khác thường: Chó sói đã cố gắng giả vờ là mẹ dê để lừa các chú dê con. Điều này cho thấy chúng ta phải cẩn thận với những người hoặc những tình huống không giống như thường lệ, và phải luôn xác minh mọi thứ trước khi tin tưởng.

Lắng nghe lời khuyên của cha mẹ: Các chú dê con không lắng nghe mẹ của chúng, người đã cảnh báo chúng về sự nguy hiểm. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng cha mẹ thường đưa ra những lời khuyên tốt để bảo vệ chúng, vì vậy chúng ta nên lắng nghe và làm theo lời khuyên đó.

Sự cảnh giác giúp bảo vệ bản thân: Câu chuyện cho thấy nếu các chú dê con cẩn thận và nghi ngờ hơn, chúng có thể đã tránh được nguy hiểm. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng việc chú ý và cẩn thận trong các tình huống nguy hiểm có thể giúp chúng ta bảo vệ bản thân tốt hơn.

Lê Đức

Ảnh: Sưu Tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Viết cho em, cô gái của mùa đông