Người nhiễm HIV từ chồng: "Từng định mua liều thuốc kết thúc cuộc đời"
2014-11-06 21:53
- (Em đẹp) - Tâm sự nghẹn lòng của chị Hằng (Hải Phòng) về cuộc đời thăng trầm, đặc biệt nỗi đau giằng xé khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với HIV khiến nhiều người không thể cầm lòng.
Tin liên quan
Gặp chị Lê Thị Hằng (ở tổ dân phố Trà Khê, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng), điều ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là thân hình nhỏ bé, gương mặt xương xương, khắc khổ nhưng luôn lấp lánh nụ cười tươi rói. Nhưng để có được nụ cười như hôm nay, chị phải trải qua những tháng ngày đen tối nhất cuộc đời khi mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Những ngày tháng đen tối
Bố là công nhân, mẹ làm ruộng, chị Lê Thị Hằng là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh (Hải Phòng). Dù gia cảnh không mấy dư dả nhưng bố mẹ chị đều chịu thương chịu khó, chẳng bao giờ để các con thiếu ăn thiếu mặc. "Cuộc sống vất vả nhưng hạnh phúc" - chị Hằng nghĩ lại quãng thời gian 10 năm đầu tiên cuộc đời ấy.
Thế rồi, năm lên 10 tuổi, bố bị bệnh nặng qua đời, 1 mình mẹ chị cáng đáng nuôi các con ăn học. Gia cảnh khó khăn, đến lớp 6 thì chị nghỉ học, vào nhà dì ở Nam Định học may. Có tay nghề vững, chị về Hải Phòng rồi xin vào làm công nhân công ty giày da, đỡ đần phần nào cho mẹ. Công việc vất vả, đi sớm về khuya khiến chị chẳng nghĩ đến việc xây dựng gia đình dù khá nhiều người đàn ông đến với chị. Ở nhà, mẹ cứ giục con gái út mau lấy chồng, vì chị đã 25 tuổi. Cái tuổi mà ở quê chị, ai cũng phải có mấy mặt con.
Số phận run rủi cho chị gặp anh Đào Xuân D., người làm cùng với anh rể chị. Chị nhớ lại: "Thời gian quen biết và đi đến hôn nhân chỉ vỏn vẹn đúng 1 tháng. Lúc đó, tôi chưa biết nhiều về cuộc sống, gia đình, bản thân anh, thấy mẹ và anh chị đều khen anh D. hiền lành, chịu khó, lại nghĩ mình cũng quá lứa lỡ thì nên tôi gật đầu đồng ý". Cũng trong thời gian 1 tháng quen biết đó, chị nghe phong thanh hàng xóm đồn rằng nhà anh D. có 2 người bị nghiện ma túy, trong đó có anh. Chị có hỏi nhưng anh một mực phủ nhận và tùy chị quyết định. Thời đó, trong đầu chị chỉ suy nghĩ đơn giản "ai cũng xa lánh người nghiện thì họ sẽ lấy ai", nên dù nghi ngờ, chị vẫn đến với anh.
Cuộc sống dù nghèo khó, túng thiếu nhưng vợ chồng biết bảo ban nhau chí thú làm ăn, niềm vui càng nhân lên khi chị có thai. Chị bảo, từ ngày về ở với nhau, dù hôn nhân không bắt đầu từ tình yêu nhưng chị cảm thấy may mắn vì anh biết thương vợ, chịu khó, chăm chỉ. Chị chưa bao giờ thấy anh có biểu hiện của một người nghiện ma túy hay xin xỏ tiền nong, đập phá nhà cửa nên khi biết mình bị lây HIV từ chồng, chị suy sụp hoàn toàn.
Những ngày tháng đau khổ đã qua, giờ chị hạnh phúc với công việc và cuộc sống đang có.
Chị nghẹn ngào: "Ngày tôi sinh cháu cũng là ngày tôi biết mình bị nhiễm HIV". Chị nhớ lại thời điểm ấy, khi được chuyển từ trạm xá xã lên bệnh viện, không giống những sản phụ khác, chị bị xét nghiệm máu 3 lần. Lúc bác sĩ đỡ đẻ, ai cũng mặc áo mưa, đeo mấy đôi găng tay rồi họ không dám thay rửa cho chị mà bảo người nhà làm. Nằm trong phòng hồi sức, chị nước mắt lưng tròng khi nghĩ đến kết cục xấu nhất. Chị hỏi anh, anh thú nhận anh và cậu em trai kế bị nghiện ma túy. Anh bật khóc vì day dứt, hối hận vì thói ăn chơi của mình mà làm hại vợ con và xin chị đừng kể chuyện này cho ai.
Một tuần sau, chị lên bệnh viện lấy giấy xét nghiệm, đầu óc chị như quay cuồng, mắt mờ đi khi nhìn thấy dòng chữ "dương tính"… Trở về nhà, chị khóc nấc nghẹn khi nghĩ đến cuộc đời bất hạnh, về quyết định sai lầm. Nhưng mỗi khi có người đến thăm, chị lau vội nước mắt như chẳng có điều gì xảy ra.
Hai anh chị tiếp tục cuộc sống tảo tần, chắt bóp mua bỉm sữa cho con vì chị không thể cho con bú. Chị nhớ lại: "Họ hàng 2 bên trách móc sao nhiều sữa mà không con bú, sợ hỏng ngực à, nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Nhiều đêm tôi vừa ôm con vừa khóc, trong lòng nặng nề vì không dám thổ lộ cùng ai". Năm 2006, khi bé Đào Lê Khánh Duyên (con gái chị) vừa lên 4 tuổi thì chồng chị qua đời vì căn bệnh lao mà nguyên nhân bắt nguồn từ virus HIV.
Vượt lên chính mình
Chị nhớ lại: "Khi các chị gái biết tôi nhiễm HIV, họ cho tôi 1 triệu đồng về mua bỉm sữa cho cháu. Cầm tiền trên tay, tôi vừa đi vừa khóc, thấy tủi thân bởi đó là những đồng tiền thương hại". Đã có lúc, chị định mua liều thuốc để kết liễu cuộc đời cả 3 người. Song, một lần bất chợt, chị xem chương trình truyền hình về những em bé sơ sinh bị bỏ rơi do cha mẹ chết vì AIDS, chị nghĩ đến con mình sẽ ra sao nếu không có ai chăm sóc. Nghĩ thế nên chị từ bỏ ý định dại dột.
Thời điểm năm 2007 - 2008, trên địa bàn phường Anh Dũng, số lượng người nghiện tăng lên. Chị nảy ra ý tưởng tập hợp nhóm những người bị nhiễm HIV, tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ vấn đề cuộc sống, tư vấn cách phòng tránh lây truyền, sử dụng thuốc ARV. Dần dần, nhiều người biết đến mô hình này và tự nguyện xin làm thành viên. Năm 2010, câu lạc bộ "Thanh niên sống tích cực" ra đời với mục đích tốt đẹp đó, nhanh chóng thu hút người nghiện, bị HIV/AIDS gia nhập. Hiện chị là Phó chủ nhiệm câu lạc bộ, đồng thời là tư vấn viên tại Bệnh viện Việt Tiệp, thường xuyên tham gia công tác truyền thông, tư vấn cho người đồng cảnh ngộ. 12 năm chung sống với căn bệnh thế kỷ, từ một người phụ nữ mặc cảm, tự ti bệnh tật, không dám giao lưu tiếp xúc với ai, chị lạc quan, tự tin đối mặt với cuộc đời.
Chị Hằng tất bật với công việc của xưởng may và các hoạt động xã hội.
Hiện nay, câu lạc bộ thanh niên sống tích cực có hơn 100 thành viên từ khắp các quận huyện Hải Phòng. Để giúp các thành viên có công ăn việc làm ổn định, phát triển kinh tế, chị cùng các chị em trong câu lạc bộ mở xưởng may gia công, chăn nuôi gà theo công nghệ đệm lót sinh học, bán hàng ăn, mở cửa hàng rửa xe… Những ngày đầu mở xưởng gặp vô vàn khó khăn về chi phí máy móc, không có tay nghề lại bị sự dè bỉu của cộng đồng. Chị động viên chị em, rồi nhớ lại kỹ năng may từng học trước đó truyền đạt lại, nâng cao tay nghề. Chị đi từng cơ sở để tìm mối hàng, dần dà, xưởng bắt đầu có đơn hàng. Từ 2 bàn tay trắng, chị tích cóp mua được xe máy để thuận tiện cho việc đi lại, tạo việc làm ổn định cho hơn 20 thành viên, thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.
Hỏi chị về chuyện chụp ảnh lên báo có ngại không, chị Hằng lắc đầu, cười bảo: "Tôi làm công tác truyền thông, tư vấn cho người bị HIV cũng lâu rồi, gặp gỡ quen biết bao người. Mình mà ngại ngùng, tự ti, mặc cảm thì mình còn tư vấn cho ai được nữa".
Nói về tương lai, chị cười và chỉ mong luôn có sức khỏe để làm việc và nuôi con. Đối với chị, con gái chính là nguồn động lực lớn nhất để chị tiếp tục sống và chiến đấu bệnh tật. May mắn thay, bé D không bị lây HIV, 7 năm liền đều là học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Chị bảo: "Nỗi đau bệnh tật và con gái biến thành động lực để tôi chăm chỉ làm việc, vươn lên để không ai, kể cả người thân thương hại, coi thường, kỳ thị mình".
Những ngày tháng đen tối
Bố là công nhân, mẹ làm ruộng, chị Lê Thị Hằng là con út trong gia đình có 4 anh chị em ở phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh (Hải Phòng). Dù gia cảnh không mấy dư dả nhưng bố mẹ chị đều chịu thương chịu khó, chẳng bao giờ để các con thiếu ăn thiếu mặc. "Cuộc sống vất vả nhưng hạnh phúc" - chị Hằng nghĩ lại quãng thời gian 10 năm đầu tiên cuộc đời ấy.
Thế rồi, năm lên 10 tuổi, bố bị bệnh nặng qua đời, 1 mình mẹ chị cáng đáng nuôi các con ăn học. Gia cảnh khó khăn, đến lớp 6 thì chị nghỉ học, vào nhà dì ở Nam Định học may. Có tay nghề vững, chị về Hải Phòng rồi xin vào làm công nhân công ty giày da, đỡ đần phần nào cho mẹ. Công việc vất vả, đi sớm về khuya khiến chị chẳng nghĩ đến việc xây dựng gia đình dù khá nhiều người đàn ông đến với chị. Ở nhà, mẹ cứ giục con gái út mau lấy chồng, vì chị đã 25 tuổi. Cái tuổi mà ở quê chị, ai cũng phải có mấy mặt con.
Số phận run rủi cho chị gặp anh Đào Xuân D., người làm cùng với anh rể chị. Chị nhớ lại: "Thời gian quen biết và đi đến hôn nhân chỉ vỏn vẹn đúng 1 tháng. Lúc đó, tôi chưa biết nhiều về cuộc sống, gia đình, bản thân anh, thấy mẹ và anh chị đều khen anh D. hiền lành, chịu khó, lại nghĩ mình cũng quá lứa lỡ thì nên tôi gật đầu đồng ý". Cũng trong thời gian 1 tháng quen biết đó, chị nghe phong thanh hàng xóm đồn rằng nhà anh D. có 2 người bị nghiện ma túy, trong đó có anh. Chị có hỏi nhưng anh một mực phủ nhận và tùy chị quyết định. Thời đó, trong đầu chị chỉ suy nghĩ đơn giản "ai cũng xa lánh người nghiện thì họ sẽ lấy ai", nên dù nghi ngờ, chị vẫn đến với anh.
Cuộc sống dù nghèo khó, túng thiếu nhưng vợ chồng biết bảo ban nhau chí thú làm ăn, niềm vui càng nhân lên khi chị có thai. Chị bảo, từ ngày về ở với nhau, dù hôn nhân không bắt đầu từ tình yêu nhưng chị cảm thấy may mắn vì anh biết thương vợ, chịu khó, chăm chỉ. Chị chưa bao giờ thấy anh có biểu hiện của một người nghiện ma túy hay xin xỏ tiền nong, đập phá nhà cửa nên khi biết mình bị lây HIV từ chồng, chị suy sụp hoàn toàn.
Những ngày tháng đau khổ đã qua, giờ chị hạnh phúc với công việc và cuộc sống đang có.
Chị nghẹn ngào: "Ngày tôi sinh cháu cũng là ngày tôi biết mình bị nhiễm HIV". Chị nhớ lại thời điểm ấy, khi được chuyển từ trạm xá xã lên bệnh viện, không giống những sản phụ khác, chị bị xét nghiệm máu 3 lần. Lúc bác sĩ đỡ đẻ, ai cũng mặc áo mưa, đeo mấy đôi găng tay rồi họ không dám thay rửa cho chị mà bảo người nhà làm. Nằm trong phòng hồi sức, chị nước mắt lưng tròng khi nghĩ đến kết cục xấu nhất. Chị hỏi anh, anh thú nhận anh và cậu em trai kế bị nghiện ma túy. Anh bật khóc vì day dứt, hối hận vì thói ăn chơi của mình mà làm hại vợ con và xin chị đừng kể chuyện này cho ai.
Một tuần sau, chị lên bệnh viện lấy giấy xét nghiệm, đầu óc chị như quay cuồng, mắt mờ đi khi nhìn thấy dòng chữ "dương tính"… Trở về nhà, chị khóc nấc nghẹn khi nghĩ đến cuộc đời bất hạnh, về quyết định sai lầm. Nhưng mỗi khi có người đến thăm, chị lau vội nước mắt như chẳng có điều gì xảy ra.
Hai anh chị tiếp tục cuộc sống tảo tần, chắt bóp mua bỉm sữa cho con vì chị không thể cho con bú. Chị nhớ lại: "Họ hàng 2 bên trách móc sao nhiều sữa mà không con bú, sợ hỏng ngực à, nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Nhiều đêm tôi vừa ôm con vừa khóc, trong lòng nặng nề vì không dám thổ lộ cùng ai". Năm 2006, khi bé Đào Lê Khánh Duyên (con gái chị) vừa lên 4 tuổi thì chồng chị qua đời vì căn bệnh lao mà nguyên nhân bắt nguồn từ virus HIV.
Vượt lên chính mình
Chị nhớ lại: "Khi các chị gái biết tôi nhiễm HIV, họ cho tôi 1 triệu đồng về mua bỉm sữa cho cháu. Cầm tiền trên tay, tôi vừa đi vừa khóc, thấy tủi thân bởi đó là những đồng tiền thương hại". Đã có lúc, chị định mua liều thuốc để kết liễu cuộc đời cả 3 người. Song, một lần bất chợt, chị xem chương trình truyền hình về những em bé sơ sinh bị bỏ rơi do cha mẹ chết vì AIDS, chị nghĩ đến con mình sẽ ra sao nếu không có ai chăm sóc. Nghĩ thế nên chị từ bỏ ý định dại dột.
Thời điểm năm 2007 - 2008, trên địa bàn phường Anh Dũng, số lượng người nghiện tăng lên. Chị nảy ra ý tưởng tập hợp nhóm những người bị nhiễm HIV, tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ vấn đề cuộc sống, tư vấn cách phòng tránh lây truyền, sử dụng thuốc ARV. Dần dần, nhiều người biết đến mô hình này và tự nguyện xin làm thành viên. Năm 2010, câu lạc bộ "Thanh niên sống tích cực" ra đời với mục đích tốt đẹp đó, nhanh chóng thu hút người nghiện, bị HIV/AIDS gia nhập. Hiện chị là Phó chủ nhiệm câu lạc bộ, đồng thời là tư vấn viên tại Bệnh viện Việt Tiệp, thường xuyên tham gia công tác truyền thông, tư vấn cho người đồng cảnh ngộ. 12 năm chung sống với căn bệnh thế kỷ, từ một người phụ nữ mặc cảm, tự ti bệnh tật, không dám giao lưu tiếp xúc với ai, chị lạc quan, tự tin đối mặt với cuộc đời.
Chị Hằng tất bật với công việc của xưởng may và các hoạt động xã hội.
Hiện nay, câu lạc bộ thanh niên sống tích cực có hơn 100 thành viên từ khắp các quận huyện Hải Phòng. Để giúp các thành viên có công ăn việc làm ổn định, phát triển kinh tế, chị cùng các chị em trong câu lạc bộ mở xưởng may gia công, chăn nuôi gà theo công nghệ đệm lót sinh học, bán hàng ăn, mở cửa hàng rửa xe… Những ngày đầu mở xưởng gặp vô vàn khó khăn về chi phí máy móc, không có tay nghề lại bị sự dè bỉu của cộng đồng. Chị động viên chị em, rồi nhớ lại kỹ năng may từng học trước đó truyền đạt lại, nâng cao tay nghề. Chị đi từng cơ sở để tìm mối hàng, dần dà, xưởng bắt đầu có đơn hàng. Từ 2 bàn tay trắng, chị tích cóp mua được xe máy để thuận tiện cho việc đi lại, tạo việc làm ổn định cho hơn 20 thành viên, thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.
Hỏi chị về chuyện chụp ảnh lên báo có ngại không, chị Hằng lắc đầu, cười bảo: "Tôi làm công tác truyền thông, tư vấn cho người bị HIV cũng lâu rồi, gặp gỡ quen biết bao người. Mình mà ngại ngùng, tự ti, mặc cảm thì mình còn tư vấn cho ai được nữa".
Nói về tương lai, chị cười và chỉ mong luôn có sức khỏe để làm việc và nuôi con. Đối với chị, con gái chính là nguồn động lực lớn nhất để chị tiếp tục sống và chiến đấu bệnh tật. May mắn thay, bé D không bị lây HIV, 7 năm liền đều là học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Chị bảo: "Nỗi đau bệnh tật và con gái biến thành động lực để tôi chăm chỉ làm việc, vươn lên để không ai, kể cả người thân thương hại, coi thường, kỳ thị mình".
Bài, ảnh: Tú Anh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên