Chuyên gia tư vấn ưu nhược điểm của các phương pháp nâng mũi 'hot nhất' hiện nay
Tin liên quan
Theo Th.s. BS Lê Hữu Điền, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ (Bệnh viện Đông Đô Hà Nội), phẫu thuật vùng mũi là phẫu thuật phổ biến được rất nhiều chị em ưa chuộng chỉ sau dịch vụ làm mắt.
Đặc trưng dáng mũi của người châu Á là mũi tẹt, cánh mũi to, lỗ mũi rộng… làm cho gương mặt thiếu sự thanh thoát nên chị em thường có nhu cầu nâng mũi, thu nhỏ cánh mũi…
Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng hiểu về các phương pháp nâng mũi và nâng mũi thế nào để đảm bảo an toàn. Vì vậy gần đây đã có rất nhiều các trường hợp chị em rủ nhau đi nâng mũi, khi gặp biến chứng lại hốt hoảng tìm tới bác sĩ tạo hình thẩm mỹ để chữa lại.
Những trường hợp mũi quá tẹt nên phẫu thuật không nên tiêm chất làm đầy, ảnh minh họa.
Theo Th.s. BS Lê Hữu Điền, trong thẩm mỹ hiện nay có 2 phương pháp nâng mũi: Nâng mũi phẫu thuật và không phẫu thuật, mỗi một phương pháp này lại có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nâng mũi không phẫu thuật thời gian sẽ không được lâu
“Phương pháp nâng mũi không phẫu thuật phổ biến hiện nay là tiêm chất làm đầy. Tiêm chất làm đầy giúp nâng cao sống mũi một cách tự nhiên nhất, kỹ thuật này nếu bác sĩ có tay nghề còn có thể thu gọn cánh mũi. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản nhẹ nhàng, bệnh nhân không phải nằm viện, ít đau, không chảy máu nên được rất nhiều người lựa chọn" - BS Lê Hữu Điền nhận định.
Để phương pháp này thành công và an toàn thì lại phụ thuộc vào 2 yếu tố: chất làm đầy chất lượng và kỹ thuật của bác sĩ tiêm.
Nguy cơ biến chứng do chất làm đầy là rất cao, khi cơ địa của bệnh nhân quá kích ứng và phản ứng với chất làm đầy. Hoặc kỹ thuật tiêm không tốt có thể khiến chất làm đầy tràn vào mạch máu gây tắc mạch máu và hoại tử mũi.
Thời gian duy trì hiệu quả của chất làm đầy không lâu. Các chất làm đầy an toàn thường duy trì trong 1-1,5 năm.
“Những trường hợp mũi quá tẹt tiêm chất làm đầy cũng khó có thể cải thiện được vì thế bạn nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Nếu tiêm nhiều chất làm đầy để giúp mũi cao trong trường hợp này sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng”, Th.s. BS Lê Hữu Điền khuyến cáo.
Nâng mũi phẫu thuật dáng mũi thường ổn định
Về mặt y học, phương pháp nâng mũi phẫu thuật bao gồm mổ kín và mổ hở hoặc sử dụng đơn thuần sụn nhân tạo hay kết hợp sụn nhân tạo với sụn tự thân. Sụn tự thân sử dụng trong phẫu thuật là sụn tai, sụn sườn hoặc sụn vách ngăn. Còn cách gọi S-line, L-line, S-line 4D là tên gọi dáng mũi do các cơ sở thẩm mỹ quy định.
Nâng mũi đơn thuần bằng sụn nhân tạo thường mổ kín, thời gian mổ nhanh, can thiệp ít nên thời gian bình phục nhan chóng. Nhược điểm là những vấn đề dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo hay lộ đầu mũi do da mũi mỏng..
Phẫu thuật dáng mũi sẽ ổn định hơn.
Nâng mũi sử dụng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo thường được chỉ định… sẽ mổ hở, thời gian mổ kéo dài, can thiệp nhiều nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.
Th.s. BS Lê Hữu Điền cho hay, trước khi bệnh nhân quyết định nâng mũi cần phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của bản thân: nâng mũi cải thiện hay để mang lại vẻ đẹp tổng thể hài hòa trên gương mặt.
Chị em trước khi phẫu thuật cần phải nghe bác sĩ tư vấn nhiều lần để lựa chọn phương pháp thích hợp và có chiếc mũi phù hợp với khuôn mặt. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nâng mũi phù hợp.
“Tùy vào hình dáng khuôn mặt, cung chân mày của mỗi người sẽ có những hình dáng mũi thích hợp. Dáng mũi S-line thường phù hợp với phụ nữ Châu Á vì nó tự nhiên, các trường hợp bệnh lý cấp tính như rối loạn đông máu, viêm xoang cấp, viêm mũi cấp tính chưa điều trị ổn định được khuyến cáo không nên thực hiện dịch vụ này” - BS Điền nói.
Sau nâng mũi để giảm đau và sưng phù nề bệnh nhân nên làm gì?
- Chườm mát, vệ sinh vết thương hàng ngày để tránh nhiễm trùng.
- Không đeo kính trong 1 tháng sau phẫu thuật để cố định dáng mũi.
Th.s. BS Lê Hữu Điền
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất