SOS: Chồng em tính con nít quá
2014-10-11 16:35
- (Em đẹp) - "Chúng em nghề nghiệp đều ổn định nhưng chồng có tính gia trưởng và trẻ con quá. Em đi làm cả ngày về đến nhà lại phải cơm nước. Chồng em chẳng phụ gì cả, ăn xong là anh ấy lên võng nằm và sai em đủ thứ".
Hỏi
Em và chồng lấy nhau gần 8 năm. Năm nay chồng em 28 tuổi, còn em 27 tuổi. Vợ chồng em có một con trai hiện đang ở với ông bà nội. Chúng em nghề nghiệp đều ổn định nhưng chồng có tính gia trưởng và trẻ con quá. Em đi làm cả ngày về đến nhà lại phải cơm nước. Chồng em chẳng phụ gì cả, ăn xong là anh ấy lên võng nằm và sai em đủ thứ, nào là lấy nước, lấy tăm, lấy thuốc hút… Hễ em làm thì không sao, còn em không làm thì chồng em chửi rồi còn giận dỗi nói đủ điều khiến em buồn lắm. Mong Em đẹp tư vấn để em có biện pháp với chồng em.
Em và chồng lấy nhau gần 8 năm. Năm nay chồng em 28 tuổi, còn em 27 tuổi. Vợ chồng em có một con trai hiện đang ở với ông bà nội. Chúng em nghề nghiệp đều ổn định nhưng chồng có tính gia trưởng và trẻ con quá. Em đi làm cả ngày về đến nhà lại phải cơm nước. Chồng em chẳng phụ gì cả, ăn xong là anh ấy lên võng nằm và sai em đủ thứ, nào là lấy nước, lấy tăm, lấy thuốc hút… Hễ em làm thì không sao, còn em không làm thì chồng em chửi rồi còn giận dỗi nói đủ điều khiến em buồn lắm. Mong Em đẹp tư vấn để em có biện pháp với chồng em.
(Thư độc giả gửi từ email: leph…@...)
Chồng em có tính gia trưởng và trẻ con quá, em rất buồn... (Ảnh minh họa)
Trả lời
Chồng đã gia trưởng lại trẻ con nữa, khó khăn chồng chất khó khăn bạn nhỉ? Chồng gia trưởng là chồng hay thể hiện tính làm chủ, uy quyền, giải quyết khâu oai, sai khiến người khác, bắt người yếu thế hơn (vợ, con) phải phục tùng, nghe theo lời mình, cãi lại hay “nóng mắt” là “giải quyết” ngay.
Trẻ con là ít tính cao thượng, không “nền tính”, hay cố chấp, hay dỗi, không vừa ý là làm mình làm mẩy, thích người khác phải nịnh, chiều mình, ít quan tâm tới người khác.
Gặp người bạn đời chỉ có tính gia trưởng hay trẻ con đã mệt, bạn có ông chồng “hai trong một” thì áp lực biết bao. Cả hai vợ chồng cùng đi làm, bạn cũng phải lao động kiếm tiền, cũng phải chịu áp lực ở cơ quan, xã hội giống như chồng bạn, “vị thế” tương đối bình đẳng mà. Hai bạn cũng đã có thời gian chung sống tới 8 năm, đã làm cha mẹ, chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ để hiểu nhau, cùng nhau trải qua bao khó khăn, vui buồn, trải nghiệm nhiều cảm xúc để thấy trân trọng gia đình, vun đắp và giữ gìn gia đình vì mình, vì con nữa. Hai vợ chồng lại “sêm sêm” tuổi nhau, dễ chia sẻ với nhau nữa chứ.
Thực ra chị nghĩ trong cuộc sống cũng không nên quá rạch ròi, phải có “bảng phân công nhiệm vụ”, nhất là việc nhà. Những công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, cẩn thận như: đi chợ, nấu cơm, cho con ăn, trang trí nhà cửa, giặt giũ quần áo... phụ nữ làm thường vừa ý hơn, kết quả tốt hơn. Việc sửa chữa đồ dùng, thiết bị, điện nước, lau nhà... nam giới thường hoàn thành với chất lượng cao hơn. Những việc như dọn dẹp nhà cửa, quan hệ gia đình hai bên, quan hệ bạn bè, xã hội, giáo dục con cái là việc của cả hai người, càng làm với nhau nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc nhà toàn là việc “không tên”, không thể kể chi tiết, cụ thể được, nhưng đều là việc liên quan đến tất cả các thành viên trong gia đình. Việc nhà cũng là cách thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của hai bên dành cho nhau. Có thể “nấu cơm, dọn dẹp, lấy tăm, rót nước cho chồng” là áp lực với người này nhưng lại là hạnh phúc của người khác em ạ. Em cũng không nên quá nặng nề làm gì. Gia đình em cũng chưa phải là phức tạp lắm đâu, nhiều nhà còn “hoàn cảnh” hơn mà vẫn ổn mà.
Hai vợ chồng hãy chân thành chia sẻ với nhau tất cả những suy nghĩ, trăn trở đi, đừng giữ trong lòng làm gì mà ấm ức, trường hợp này không phải “im lặng là vàng”. Đàn ông nhiều khi họ cũng không để ý lắm, mình muốn gì, thích gì cứ bày tỏ thoải mái, đừng bắt họ phải “đuổi hình bắt chữ” hay đoán ý, họ ngại lắm. Thỉnh thoảng “ốm nhẹ” để chồng thấy không có mình nhà cửa, bếp núc lạnh lẽo thế nào. Nhẹ nhàng, chân thành, kiên nhẫn, toàn tâm toàn ý cho gia đình, chồng sẽ nhận ra và cùng mình xây dựng gia đình. Nhớ là “đối thoại” bao giờ cũng tốt hơn “đối đầu” nhé.
Chị hỏi nhỏ một chút, sao cháu nhà em lại ở nhà ông bà nội? Nếu hoàn cảnh không quá khó khăn, hãy để con ở cạnh bố mẹ là tốt nhất. Nuôi con, chăm con (ví dụ đưa con đi học, đón con về, tắm cho con, chơi với con, dạy con học, cùng lo lắng hồi hộp khi con ốm, con đau...), lúc đó bố sẽ thấy rất bận, nhiều khi phải gồng mình, sắp xếp thời gian để “hoàn thành nhiệm vụ”. Bố có người để “thể hiện”, “phấn đấu”, tự phải “đứng đắn” hơn, bố cũng phải tự tìm hiểu kiến thức để “ứng phó” với con, hay lắm em ạ. Nhiều khi mệt quá, không có thời gian để giận dỗi hay ấm ức nữa.
Chia sẻ với bạn vài điều thôi, bạn hãy tỉnh táo “điều chỉnh” nhé. Ổn thôi bạn ạ.
>>> Xem thêm các tâm sự đã được bác sĩ Thúy Hải tư vấn:
Bác sĩ Hoàng Thúy Hải
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
7 mẹo trang điểm hoàn hảo cho ngày nắng nóng