Đón năm mới 'lạ lùng' giữa Covid-19 ở các nước và điều không ai tưởng tượng nổi

2021-01-01 21:45
- Các quốc gia trên thế giới đã trải qua lần đón năm mới vô cùng lạ lùng và khác biệt vì Covid-19.

Quả cầu pha lê được thả nhưng không có sự chứng kiến của nhiều người

Lễ thả quả cầu pha lê đón chào năm mới là truyền thống ở New York, Mỹ. Sự kiện này thu hút hàng ngàn người đổ về quảng trường Thời Đại trong đêm giao thừa mỗi năm, và hàng triệu người theo dõi trên toàn cầu. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, quả cầu vẫn được thả nhưng không có chứng kiến của hàng ngàn người.

Trước giờ thả quả cầu, các biển hiệu vẫn sáng trưng, nhưng chỉ lác đác người qua lại, trái với cảnh "biển người" hàng năm. Quả cầu pha lê là biểu tượng quan trọng của lễ đón năm mới hàng năm tại New York. Quả cầu được ghép từ 2688 mảnh pha lê hình tam giác và cần hơn 342.000 bóng đèn LED thắp sáng.

Đón năm mới 'lạ lùng' giữa mùa Covid-19 ở các nước và những điều không ai tưởng tượng nổi

Đường kính quả cầu là 3,65m. Năm 1907 là năm đầu tiên quả cầu được bắt đầu thả chào mừng năm mới. Lúc đó, quả cầu làm từ sắt, gỗ, đường kính 1,5m. Tính đến nay, quả cầu đã trải qua 7 lần nâng cấp. Trong lịch sử Mỹ, thành phố New York từng hủy sự kiện thả quả cầu pha lê vào năm 1942 và 1943 do thành phố áp đặt lệnh hạn chế trong thời kỳ chiến tranh.

Bãi biển vốn đông đúc khách đón năm mới cũng vắng lặng

Bãi biển Copacabana tại Rio de Janeiro những năm trước là điểm đến của hàng ngàn du khách ở Brazil và các nước khác. Nơi đây có bãi cát trắng, nước biển xanh và những điệu nhảy đắm say cuốn hút. Tuy nhiên, năm nay,  Rio de Janeiro vắng lặng hơn bình thường. 

Đón năm mới 'lạ lùng' giữa mùa Covid-19 ở các nước và những điều không ai tưởng tượng nổi

Cơ quan chức năng Brazil đã giới hạn giờ mở cửa, số khách của các nhà hàng, quán bar. Thông thường, hàng năm, màn pháo hoa ở bãi biển Copacabana kéo dài 15 phút và được truyền hình trực tiếp. Có năm thành phố chuẩn bị hơn 20000 quả pháo hoa nặng tới gần 25 tấn và được bắn từ các tàu neo ngoài biển.

Có năm thu hút hơn 70000 du khách đến đây đón giao thừa, trong đó có hàng chục ngàn sẽ ngồi trên những tàu thủy du lịch và các tàu thuyền khác để xem màn pháo hoa từ trên biển.

Cảnh vắng lặng ở đại lộ Champ Elysee

Đại lộ Champ Elysee là con đường trung tâm ở Paris dẫn đến Khải Hoàn Môn. Theo thông lệ, hàng năm sẽ có hàng ngàn người tụ tập ở đây đón chào năm mới. Tuy nhiên, năm nay mọi chuyện đã khác.

Đón năm mới 'lạ lùng' giữa mùa Covid-19 ở các nước và những điều không ai tưởng tượng nổi

Đại lộ vẫn được trang hoàng lộng lẫy, đẹp mắt nhưng rất thưa thớt người. Vì thời điểm đón giao thừa cũng là khung giờ giới nghiêm 20h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Động thái này của cơ quan chức năng Pháp để ngăn đợt bùng phát Covid-19. Theo quy định này, các nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và nhà hát phải đóng cửa.

Kêu gọi xem pháo hoa qua tivi

Sydney, Australia nơi nổi tiếng với màn pháo hoa trên cầu cảng Sydney năm nay vẫn diễn ra. Tuy nhiênăm nay chính quyền đã cấm mọi người tụ tập vào đêm giao thừa vì đại dịch. Dù vậy, các quan chức Sydney có kế hoạch đón khoảng 5.000 nhân viên tuyến đầu đến cầu cảng để xem pháo hoa và mừng năm mới như một lời tri ân cho sự cống hiến và hi sinh của họ trong đại dịch, nhưng cuối vẫn phải hủy vì diễn biến của dịch Covid-19.

Nhiều nước hủy bắn pháo hoa

Tại Anh, lễ bắn pháo hoa trên sông Thames bị hủy, người dân Anh ở nhà đói phó dịch Covid-19. Tại Kuala Lumpur, Malaysia các buổi trình diễn ca nhạc cũng bị hủy, không bắn pháo hoa. 

Tại Ấn Độ, nước này ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm vào đêm giao thừa, hạn chế hơn 5 người tụ tập tại một địa điểm công cộng từ 11 giờ tối 31-12-2020 đến 6 giờ sáng 1-1-2021.

AM (tổng hợp)

 

 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bật mí độ tuổi thật trong tâm hồn của các chòm sao, Thiên Bình trẻ trung, ngây thơ nhất!