3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố "ưa chuộng"

2024-05-22 17:28
- Đây là những món đặc sản nổi tiếng ở Thanh Hóa được du khách tìm để thưởng thức mỗi khi có dịp tới đây. Từ những món dân dã, giờ đây những thứ này đã mang về nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Vịt Cổ Lũng

Vịt Cổ Lũng có xuất xứ ở xã Cổ Lũng thuộc huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống vịt quý hiếm, có từ lâu đời, được các thế hệ người Bá Thước gìn giữ, phát triển.

Giống vịt thuần ở đây hoàn toàn không có mùi hôi. Khi luộc, dù không cho các loại gia vị, vịt vẫn thơm, ngọt.

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Chúng có đặc điểm mình bầu, chân ngắn, cổ rụt và to, màu lông giống chim sẻ, đặc biệt quanh cổ có viền khoang trắng. Khu vực vịt Cổ Lũng sinh sống nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giữa các dãy núi Nậm Bá, Nậm Mười, Pha Lé, Pù Luông, khí hậu quanh năm mát mẻ.

Cùng với đó là các con suối nước trong xanh, sạch sẽ, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú như ốc suối, cá nhỏ, tôm tép... Vì thế, vịt Cổ Lũng được xem là có hương vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loài vịt nào.

Loại vịt này thường nuôi khoảng 4 tháng sẽ được bán, với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.

"Giá vịt Cổ Lũng ngày càng tăng cao do được nhiều người biết tới. Để mua được loại vịt chuẩn không dễ. Du khách cần tìm nguồn uy tín hoặc nhờ người thân quen", chủ một khu nghỉ tại Pù Luông cho biết.

Thịt vịt Cổ Lũng thường được chế biến thành các món như luộc, nướng, quay. Với món vịt nướng, anh Tuấn thường tẩm ướp gừng, xả, gia vị cơ bản như mắm, mì chính, bột nêm và đặc biệt không thể bỏ qua hạt mắc khén và mật ong. Vịt được ướp đều, massage trong 30 phút rồi mang đi nướng.

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Tại các khu nghỉ, nhà hàng, vịt thường được nướng bằng lò hoặc than hoa. Nếu du khách ở tại homestay, có thể cùng người dân trải nghiệm nướng vịt trên bếp củi. Khi nướng, lớp mỡ vịt bắt đầu chảy xuống làm than củi thêm đỏ rực, mùi hương tỏa ra thơm phức. Khi chín, thịt vịt chuyển sang màu nâu đỏ cực bắt mắt.

Quả quýt hoi

Ở Thanh Hóa có một loại quả nghe tên vừa quen vừa lạ, đó là quả quýt hoi. Quýt là hoa quả quen thuộc có ở cả 3 miền, nhưng quýt hoi ở Thanh Hóa có đặc trưng riêng.

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Theo đó, quả quýt hoi có vị chua hơn các loại quýt khác nhưng khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận vị đậm lưỡi, mát họng, thông mũi, sảng khoái. Ngoài phần ruột bên trong, phần vỏ của chúng có mùi thơm rất đặc biệt, người dân địa phương thường lấy vỏ làm gia vị tạo hương thơm khi nấu món canh ốc và một số món ăn khác. Vỏ của quả này còn được dùng làm trà, siro dùng trong gia đình, hoặc ngâm quả với mật ong trị ho.

Trước đây quả quýt hoi chỉ mọc dại trong rừng, trên sườn núi, đến mùa người dân địa phương hái về để làm gia vị, hoặc làm thuốc, làm thức uống giải khát. Trái chín vàng lúc lỉu trên cây trông rất đẹp mắt. Mấy năm gần đây, trái quýt hoi được biết tới nhiều hơn nên người dân địa phương đã dùng hạt để ươm mầm, nhân giống, mở rộng mô hình trồng để tăng thu nhập.

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Ở Bá Thước, quýt hoi được bán với giá 20.000-40.000 đồng/kg. Sau khi thu hoạch, người dân còn đóng thùng gửi xe đi các tỉnh thành, thậm chí thương lái tìm về tận vườn để thu mua. Vì chúng có mùi tinh dầu rất thơm và hương vị riêng nên bán đắt hàng ở các thành phố, mang lại thu nhập cho người dân. 

Con lư

Ở Thanh Hóa có một loài đặc sản nghe tên rất dữ dằn, ít người biết tới, đó là con bà chằn. Bà chằn còn có tên gọi khác là con xù xì hoặc con lư. Chúng là loài nhuyễn thể có lớp vỏ cứng ở ngoài. 

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Bà chằn trông hình thù tựa con rùa con, hình dung như nửa quả hồng xiêm, phần bụng màu vàng ươm như mỡ gà, phần lưng màu đất, da sù sì như da cóc, con nhỏ bằng ngón chân cái, con to bằng quả trứng vịt.

Con bà chằn có thể sống được khoảng 2 tuần sau khi bắt về. Loài này vùi sâu dưới lớp bùn nên công đoạn làm sạch mất khá nhiều thời gian. Hơn nữa, chúng tiết ra một lớp chất nhờn để bảo vệ cơ thể nên rất khó để làm sạch. Người dân địa phương thường vùi con này vào lớp tro tro bếp, vôi tôi, chà xát cho hết nhớt đến khi nào thân con bà chằn còn lại như màu mỡ gà mới đem rửa qua nước muối, sau đó làm sạch ruột rồi mới mang đi chế biến.

3 đặc sản chỉ có ở Thanh Hóa, xưa không ai biết đến giờ được dân thành phố ưa chuộng

Từ bà chằn có thể chế biến thành nhiều món ngon đặc sản như hấp chấm mắm gừng, xào chua ngọt, xào sả ớt... Nếu trước đây, con bà chằn gắn với những bữa cơm người nghèo thì giờ đây chúng "lên đời", có mặt trong thực đơn ở các nhà hàng, quán ăn được thực khách ưa chuộng. Bà chằn tươi thì hấp chấm mắm là thơm ngon và béo ngậy nhất. Còn bà chằn đã bảo quản tủ đá thì chủ yếu làm các món xào.

Trên thị trường, con bà chằn cả vỏ có giá khoảng 50.000 đồng/kg, còn loại chỉ có mỗi ruột giá lên tới 160.000 đồng/kg.

Ni Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


"Bắt bệnh" qua các dấu hiệu trên cơ thể, chắc chắn bạn phải biết