Vì sao nguy cơ tái nhiễm COVID-19 có thể xảy ra?

2022-03-07 18:43
- Ngay từ những ngày đầu đại dịch, các nhà khoa học đã biết nguy cơ tái nhiễm COVID-19 là có thể xảy ra. Vậy nguy cơ tái nhiễm là bao nhiêu, khi tái nhiễm bệnh có nhẹ hơn?

Các cố vấn khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các tài liệu về tái nhiễm đề cập đến việc một người phát hiện mắc COVID-19 lần thứ hai hoặc nhiều hơn, bất kể là mắc biến thể nào. Nguy cơ tái nhiễm phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như chưa được tiêm chủng hoặc có khả năng xảy ra ở những người từng nhiễm virus trước đó với phản ứng miễn dịch thấp hơn.

Vì sao nguy cơ tái nhiễm COVID-19 có thể xảy ra?

Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua khoang mũi và khoang họng. Sức đề kháng của niêm mạc ở những khu vực này thường ngắn hơn so với sức đề kháng của toàn cơ thể. Theo WHO, một người chỉ được coi là tái nhiễm khi đã âm tính với COVID-19 trong vòng 120 ngày hoặc có 4 lần kết quả kiểm tra PCR âm tính liên tiếp trước khi được xác định dương tính trở lại.

Nhiều nguyên nhân

Theo tờ The Times of India, nhiều dữ liệu nghiên cứu vào năm 2021 cho biết với những người hồi phục sau Covid-19, khả năng miễn dịch của họ có thể kéo dài khoảng 3 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, tiến sĩ S.N Aravinda, chuyên gia tư vấn - nội khoa, Bệnh viện Aster RV Bangalore (Ấn Độ), lưu ý khả năng miễn dịch có thể đã rút ngắn xuống còn 4 - 8 tuần trong thời gian gần đây. Ông cũng nhận định thời gian có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào cách hệ thống miễn dịch của mỗi cá nhân phản ứng với vi rút. Theo ông, miễn dịch suy yếu dần trong một khoảng thời gian là do mức kháng thể bảo vệ và tế bào T giảm. Vi rút Corona cũng tương tự cảm lạnh, khả năng miễn dịch tự nhiên cuối cùng cũng sẽ mất đi.

Hiện tại, các nhà khoa học và chuyên gia y tế chưa có nhận định chắc chắn về khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng tự nhiên hoặc miễn dịch nhờ vắc xin kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, khi cơ thể chúng ta không tiếp xúc với mầm bệnh trong thời gian dài, quá trình sản xuất kháng thể bị chậm lại, các tế bào và protein giảm dần khiến khả năng miễn dịch của ta bắt đầu suy yếu.

Vì sao có những người không bao giờ mắc Covid-19?
Ngoài ra, theo tiến sĩ Aravinda, lý do chính đằng sau việc giảm khả năng miễn dịch là sự xuất hiện của các biến thể Covid-19 khác nhau. Cơ thể liên tục phát triển và thích nghi với môi trường. Khi một người được tiêm vắc xin, cơ thể sẽ ghi nhớ mô hình hành vi của vi rút loại đó và chuẩn bị sẵn sàng để chống lại nó, đây được gọi là trí nhớ miễn dịch. Theo thời gian, trí nhớ này sẽ dần suy giảm.

Tờ Hindustan Times mới đây dẫn lời các chuyên gia cho hay vi rút Corona đa số luôn xâm nhập vào cơ thể con người qua đường mũi và cổ họng. Miễn dịch trong lớp niêm mạc của những khu vực này có xu hướng tồn tại tương đối ngắn so với miễn dịch toàn thân.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vừa sang Mỹ, Chi Pu xuất hiện hoành tráng trên poster, 'vượt mặt' Bằng Kiều, Mạnh Quỳnh