Trend mới của cư dân mạng ở Hà Nội, khoe tấm giấy quan trọng này, nhiều bạn trẻ lần đầu tiên nhìn thấy

2021-07-30 19:01
- Phiếu đi chợ được xem là giúp giữ khoảng cách tại các chợ trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong những ngày qua, các hộ gia đình ở Hà Nội đã bắt đầu nhận được phiếu đi chợ. Đây có lẽ là hình ảnh mà các  bạn trẻ sinh ra trong thời bình lần đầu tiên chứng kiến. Với thế hệ đã sống cách đây 40-50 thì cầm tem phiếu đi cửa hàng mậu dịch không có gì lạ. Song với những người sinh sau đẻ muộn, quả thực là điều lạ lùng.

Đây được xem là biện pháp giúp giữ khoảng cách trong thời gian giãn cách xã hội. Trước đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại cuộc họp Thường trực Thành ủy, chiều 27/7, cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị ở quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách, ông yêu cầu các quận, huyện, thị xã nghiên cứu triển khai ngay.

 

 

Các phường trên địa bàn thành phố đã thực hiện phát phiếu và người dân đồng tình với cách làm này. Chị Nguyễn Oanh (Hà Đông, Hà Nội) cho rằng: "Nói bất tiện thì cũng bất tiện, vì trước đây cứ muốn mua gì thì đi chợ. Nhưng bây giờ tình hình dịch bệnh như thế, giãn cách ở chợ hay siêu thị cũng quan trọng nên người dân phải hợp tác cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh và góp phần bảo vệ chính bản thân mình".

Với các bạn trẻ tuổi, cầm trên tay phiếu đi chợ cũng có những cảm xúc lạ. "Tôi đã sinh ra gần 30 năm nhưng chưa bao giờ thấy điều này. Nhà tôi được phát phiếu và điều kiện là chỉ dùng 1 lần/người, sử dụng 1 lần/ngày và không được cho ai mượn, dùng hộ", chị Quỳnh Anh (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ,.

Và thay vì khoe những bức ảnh đi tiêm chủng vắc xin thì hiện nay cư dân mạng lại khoe những bức ảnh chụp phiếu đi chợ đánh dấu điều còn lạ lẫm với nhiều người. Khi có phiếu trong tay, bà con cũng cần tuân thủ cac điều sau đây.

Đối với hộ kinh doanh, cơ quan chức năng yêu cầu:

Thứ nhất, cơ quan chức năng yêu cầu chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Thứ hai, các hộ ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;

Thứ ba, quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.

Thứ tư, đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết.

Thứ 5, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.

Thứ 6, nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách.

Thứ 7, thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thứ 8, bản thân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như hướng dẫn với người bán hàng.

Với khách hàng, Bộ Y tế lưu 6 điểm trước khi đến chợ như sau:

Thứ nhất, không được đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.

Thứ hai, phải khai báo y tế hàng ngày, thực hiện 5K.

Thứ ba, thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng.

Thứ tư, đảm bảo an toàn phòng chống dịch khi di chuyển đến chợ và ngược lại.

Thứ 5, người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ quy định, hướng dẫn phòng chống dịch và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

Thứ 6, khách hàng đi chợ theo đúng ngày được quy định và nộp thẻ vào chợ tại cổng.

Đáng chú ý, các vấn đề cần giải quyết không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt.

Trong hội nghị này ông Trần Anh Dũng - Trưởng phòng Quản lý Sức khỏe môi trường và hóa chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) cho biết, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16.

Tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp một thẻ có thể đi nhiều chợ. Với kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. 

Thu Trang

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gom đủ thất vọng rồi sẽ buông tay