Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo, những điều đại kỵ không được phép mắc phải

2022-01-24 21:13
- Tết nguyên đán đã cận kề, các gia chủ thường chọn ngày Hoàng đạo để tiến hành tỉa chân nhang, bao sái ban thờ - việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng và cần làm đúng phép vì sợ phạm lỗi với Thần linh và gia tiên.

Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Công ông Táo là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có người quan niệm rằng, nên tỉa chân nhang sau lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời. Bởi vì thời gian này, ông Công ông Táo đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, rút chân hương. Ngược lại, cũng có người cho rằng, nên bao sái bàn thờ sạch sẽ, thơm tho, rút tỉa chân nhang gọn gàng xong mới cúng ông Công ông Táo thì hợp lý hơn.

Tuy nhiên, khu vực thờ cúng là nơi thờ cúng thần linh, gia tiên, bà cô ông mãnh trong nhà. Việc Táo quân "tạm thời" vắng nhà cũng không liên quan đến việc bao sái ban thờ.

Tùy thuộc vào văn hóa dân gian từng vùng miền trên đất nước việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực bàn thờ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cũng có những địa phương cho rằng hương cháy sẽ để lại tàn rơi xuống chân nhang nên nhà nào mà có bát hương vòng to "khủng", bề thế, đẹp là có “lộc hương”. Do đó, chắc chắn nhà có bát hương như này là gia chủ có phước lớn, nhiều tài lộc, điềm báo của một sự may mắn, đầy đủ mà bề trên trao tặng.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo, những điều đại kỵ không được phép mắc phải

Tuy nhiên, việc dọn dẹp, giữ sạch sẽ khu vực thờ cúng nên được diễn ra thường xuyên chứ không nhất thiết phải đến ngày lễ. Riêng đối với dịp cuối năm, rút tỉa chân nhang nên được thực hiện sau nghi thức cúng ông Công ông Táo.

Thời gian trong năm định kỳ mỗi tháng vào mùng 1 và ngày Rằm có cúng thần linh, gia tiên thì bàn thờ đã được lau dọn trang nghiêm thanh tịnh rồi. Tỉa chân nhang là việc cần có thời gian, làm nhẹ nhàng chu đáo nên có thể thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo.

Lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang

Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

Sắp xếp mâm hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng.

Sau đó thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh và tổ tiên cho gia chủ chuẩn bị bao sái ban thờ, tỉa chân nhang cho sạch sẽ... chuẩn bị đón Tết. Mong thần linh và tổ tiên tạm lánh để con cháu bao sái, lau dọn được sạch sẽ.

Văn khấn tùy thầy, tùy nhà mà có bài văn khấn phù hợp, nhưng có thể đọc theo cuốn Văn khấn nôm Việt Nam (một số người cẩn thận còn gieo đài âm dương, nếu được 1 âm 1 dương thì mới tiến hành bao sái), còn phần lớn chờ tuần hương cháy hết thì bắt đầu bao sái ban thờ.

Về nguyên tắc chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn... trên ban thờ. Riêng bát nhang, bài vị đã ổn định thì không nên xê dịch.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp là nếu trong nhà có 2 bàn thờ (bàn thờ gia tiên và bàn thờ Táo quân) thì đều phải tỉa chân nhang.

- Người thực hiện việc dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương phải là người cẩn thận, có tâm trong việc thờ cúng. Khi tiến hành bao sái cũng phải tắm rửa sạch sẽ, làm việc thành tâm.

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

- Nước lau bàn thờ là nước sạch, sau đó tiếp tục dùng rượu trắng pha với gừng giã giập (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.

Khi lau bát nhang, bài vị cần dùng khăn sạch lau 1 lần, sau đó phun rượu pha gừng giã nhỏ, (hoặc nước hoa, ngũ vị hương…) lau lần nữa. Người biết thì vừa lau và đọc chú làm sạch pháp giới, người không biết thì đeo khẩu trang bao sái (vừa không thở làm vấy bẩn đồ thờ cúng, vừa không hít tàn hương vào hệ hô hấp).

Sau khi bao sái xong, chọn 5 chân nhang đẹp (nhiều người chọn chân nhang còn cuốn tàn) để lại trong bát hương. Tro hương nếu đầy có thể dùng thìa sạch múc bớt đi. Chân hương đã tỉa đem hóa, thả tro vào sông suối, gốc cây... nơi không ô uế, hoặc bị nhiều người đi lại giẫm lên.

Sau khi bao sái, dọn dẹp sạch sẽ thì thắp tuần hương mới kính cáo thần linh, gia tiên là đã hoàn thành công việc. Có thể biện một lễ nhỏ (hoa quả, rượu trầu cau... nhưng không có cũng không sao vì thần linh và gia tiên luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của con cháu chứ không đòi hỏi), rồi tụng Chú Đại bi 3 lần, hoặc đọc kinh Dược Sư cầu an cho cả nhà.

Các ngày tốt để bao sái bàn thờ

- Gia chủ có thể thực hiện cùng một lần với ngày cúng ông Táo nhưng nên chia thành 2 nghi lễ khác nhau: Cúng ông Táo trước rồi bao sái bàn thờ; Hoặc bao sái bàn thờ xong mới cúng ông Táo cũng được.

- Có 3 ngày tốt năm nay để bao sái ban thờ là: 20, 23, 26 tháng Chạp.

Chi Nguyễn (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên