Thưởng Tết 2022 quy định với người lao động thế nào?

2021-12-20 10:55
- Thưởng Tết cuối năm là khoản tiền mà người lao động mong chờ nhất.

Thưởng Tết là gì?

Thạc sỹ, luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc công ty luật TNHH Đức An cho biết: Về vấn đề thưởng Tết được quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

"Theo đó, việc thưởng cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Thưởng Tết 2022 quy định với người lao động thế nào?

Thưởng Tết cuối năm là khoản tiền mà người lao động mong chờ nhất. Ảnh: LĐO

Thưởng Tết 2022 quy định với người lao động thế nào?

Có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không. Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.

Cùng với đó, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13 và không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Pháp luật qui định cụ thể quyền lợi của người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ, Tết.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2012:

Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày Tết Âm lịch.

Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Một nội dung đáng chú ý khác, nếu đi làm vào đúng ngày nghỉ lễ tết người lao động được hưởng ít nhất 400% tiền lương. Theo qui định, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ Tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.

Theo đó, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:
Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 chỉ rõ:

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Doanh nghiệp có thể không thưởng tiền Tết

Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thưởng như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Vì thế, doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng cho người lao động. Thay vào đó, tùy vào tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc… mà doanh nghiệp có xem xét thưởng cuối năm nhiều hay ít, hoặc không thưởng.

Chi Phan (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên