Nhiều địa phương duy trì thưởng Tết tương đương hoặc cao hơn năm 2021

2022-01-18 10:31
- Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và gặp nhiều khó khăn, song vẫn cố gắng duy trì mức thưởng tương đương năm cũ

Theo Vietnamplus, nhiều địa phương đã lần lượt công bố mức thưởng Tết, so với mọi năm thì năm nay doanh nghiệp thông báo về mức thưởng Tết muộn hơn. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và gặp nhiều khó khăn, song vẫn cố gắng duy trì mức thưởng tương đương năm cũ. Mặt khác, một số ngành vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dịch bệnh nên mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất năm nay tăng so với năm ngoái.

Đến nay, Đà Nẵng là địa phương có mức thưởng Tết cao nhất dẫn đầu cả nước với hơn 1,4 tỷ đồng của lao động trong công ty công nghệ thông tin, cao hơn mức cao nhất cả nước năm 2021. Còn tại một số địa phương phía Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì mức thưởng Tết bằng năm ngoái dù hoạt động sản xuất kinh doanh không được duy trì liên tục.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt dịch kéo dài, lao động nhận thưởng Tết Nhâm Dần bình quân tương đương Tết Tân Sửu là 8,8 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất xấp xỉ 1,3 tỷ đồng thuộc về cá nhân làm việc trong khối FDI, cao hơn so với mức năm trước đó ghi nhận là 1,07 tỷ đồng.

Khu vực phía Bắc ít chịu tác động hơn của dịch bệnh và các đợt cách ly xã hội kéo dài, song cũng ghi nhận thưởng Tết tại Hà Nội giảm nhẹ so với năm trước, một số đơn vị khó khăn chưa có kế hoạch. Mức thưởng cao nhất tương đương năm ngoái với 400 triệu đồng trong doanh nghiệp dân doanh. Người lao động thành phố nhận thưởng từ 3,2 đến 4,2 triệu đồng giữa các khối.

Bắc Gian - tâm dịch cả nước hồi tháng 5 hiện đã khôi phục hoàn toàn sản xuất. Gần 280 doanh nghiệp trong tổng số hơn 400 công ty hoạt động trên địa bàn có kế hoạch thưởng Tết Âm lịch. Thưởng cao nhất gần 228 triệu đồng trong khối FDI; mức thưởng thấp nhất ghi nhận 100.000 đồng.

Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bắc Giang, doanh nghiệp phải gánh chi phí chống dịch, xét nghiệm định kỳ, song vẫn duy trì mức tiền lương và một số khoản hỗ trợ như tiền ăn, tiền nhà ở, trợ cấp đi lại, thuê xe đưa đón công nhân ... như trước khi xảy ra dịch. Người lao động trên địa bàn nhận thưởng bình quân 5,2 triệu đồng, không biến động nhiều so với năm ngoái.

Trong thời gian lao động nghỉ làm do ảnh hưởng của dịch, một số doanh nghiệp trả lương ngừng việc bằng lương tối thiểu vùng theo quy định. Mức lương bình quân của người lao động tại Bắc Giang là 7,5 triệu đồng, tăng 3,8% so với năm 2020.

Theo Vnexpress, theo lao động nhận thưởng Tết bình quân 5,45 triệu đồng, mức cao nhất 212 triệu thuộc lao động khối FDI. Hơn 400 doanh nghiệp (chiếm 92%) đã công bố kế hoạch thưởng Tết Nhâm Dần.

Tiền thưởng Tết không phải là khoản cứng quy định trong Bộ luật Lao động, song được người lao động mong chờ, lại trở thành áp lực chung với doanh nghiệp năm nay trong bối cảnh các đợt dịch nối tiếp nhau và kéo dài, sản xuất gián đoạn.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, nhận định thưởng Tết Nhâm Dần khó đột biến, sẽ ngang bằng thậm chí thấp hơn năm trước. Sau hai năm chịu tác động của dịch, các nguồn dự phòng của nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt. Nhiều đơn vị kinh doanh thua lỗ hoặc lãi không đáng kể, phải xoay sở trả lương đầy đủ cho lao động, nên khoản thưởng Tết lại càng áp lực hơn.

Theo ông, ngoài thưởng Tết thì doanh nghiệp cần linh hoạt trong chính sách để giữ chân lao động, như hỗ trợ thêm tiền vé tàu xe, máy bay, lì xì, thậm chí đưa đón công nhân về nhà, để sau Tết họ sớm trở lại nhà máy. Phía Bộ sẽ thúc đẩy chương trình phục hồi thị trường lao động, như hỗ trợ chi phí sinh hoạt tối thiểu, đi lại, y tế, hỗ trợ tiền mặt trực tiếp hoặc sắp xếp nơi ở tạm thời... thu hút lao động ngoại tỉnh quay lại thành phố làm việc.

AM (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Xót xa trước tâm nguyện và hoàn cảnh khó khăn của quân nhân Trần Đức Đô còn dang dở