Nên cúng tất niên vào ngày nào? Những lưu ý cần biết khi cúng tất niên cuối năm

2023-01-19 10:34
- Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng đánh dấu một năm sắp qua và chào đón năm mới tốt đẹp hơn.

Ngày tất niên hay ngày cuối cùng của năm là thời điểm vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc chuyển giao giữa năm cũ để chúng ta có thể bước sang năm mới tươi đẹp. Cúng tất niên đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Nó còn thể hiện sự tôn vinh tín ngưỡng, cầu mong cho những điều xui rủi của năm cũ trôi qua để đón chào một năm mới tốt đẹp hơn.

Vào ngày tất niên, mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, chuẩn bị các món ăn ngon miệng, mang đậm nét cổ truyền dân tộc để làm thành mâm cỗ cúng, dâng lên các vị thần linh và tổ tiên. Mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về những thứ đã xảy ra trong năm cũ, cùng nói với nhau về những dự định sẽ làm trong tương lai. Nhờ đó càng làm tăng sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (tức là ngày 30 tháng Chạp, thường gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết). Năm nay, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch.

Tuy nhiên, một số gia đình tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 26, 27, 28 hoặc 29 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.

Nên cúng tất niên vào ngày nào? Những lưu ý cần biết khi cúng tất niên cuối năm

Lưu ý khi thực hiện cúng tất niên cuối năm

Để có thể thực hiện được lễ cúng tất niên cuối năm được suôn sẻ và thuận lợi. Sau đây là một số điều mà bạn cần chú ý trong quá trình làm lễ:

- Nhớ dọn dẹp và lau sạch sẽ bàn thờ trước khi làm lễ. Không tự ý di chuyển bát hương ra xung quanh.

- Mâm cơm cúng tất niên cần thịnh soạn và tươm tất, không được sơ sài đơn giản.

- Không dùng hoa quả giả bằng nhựa để bày biện trên bàn thờ mà phải dùng đồ thật.

- Khi làm lễ cần thành tâm, ăn mặc chỉnh tề, giọng đọc bài cúng tất niên to và rõ ràng.

- Mời đông đủ anh chị em, bạn bè đến chung vui để thể hiện rõ tinh thần của ngày tất niên cuối năm.

Lễ cúng tất niên cần những gì?

Mâm quả cúng gia tiên: Chọn những quả thông dụng, ăn được, đẹp và vừa chín tới. Không nên dùng quả xanh, quả nhựa (giả) để cúng tổ tiên. Mâm cỗ mặn bao gồm những món ăn thông thường sau đây (các gia đình có thể tùy ý sửa đổi, thêm bớt):

Miền Bắc: Canh móng giò nấu măng, miến gà, xôi, bánh chưng, chả giò, chả giò, nem rán...

Miền Trung: Bánh chưng, bánh tét, chả giò, gà kho rau răm, thịt luộc, giá chua...

Miền Nam: bánh tét, canh măng, thịt kho, gỏi tôm thịt, chả giò, chả giò...

Nếu gia đình bạn lựa chọn ăn chay, tiệc tất niên có thể bao gồm các món sau: món xào chay; Canh Rau Củ Chay (bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu Hà Lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng, ngoài ra, hành, ngò trang trí, gia vị các loại); Đậu hũ chiên nấm tươi; Bún xào chay; Chả giò, chả chay xôi gấc.

Ni Trần (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên