Loại virus gây tử vong tới 90% khiến WHO lo lắng
Tin liên quan
Hãng RT đưa tin, trong một bài viết công bố ngày 17/7, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, mẫu máu lấy hồi tháng trước từ hai người ở vùng Ashanti, phía nam Ghana cho thấy cả hai đều nhiễm virus Marburg. Cả hai bệnh nhân đều có các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn và tử vong trong vòng một ngày sau khi nhập viện vào cuối tháng 6. Một người 26 tuổi và một người 51 tuổi.
Hiện, hơn 90 người có tiếp xúc với hai bệnh nhân đã được nhận diện và đang được giới chức y tế khu vực lẫn WHO theo dõi. WHO cho biết, họ đang hỗ trợ cho Ghana bằng cách cung cấp thiết bị bảo hộ, tăng cường giám sát dịch bệnh, xét nghiệm, truy tìm người tiếp xúc và nâng cao sự nhận thức của cộng đồng về những rủi ro và nguy hiểm của bệnh này.
Hiện tại, địa phương đã xác định được 90 người có tiếp xúc với 2 bệnh nhân này và WHO cùng giới chức y tế khu vực đang tích cực theo dõi.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ đang hỗ trợ Ghana bằng cách cung cấp các thiết bị bảo hộ, tăng cường giám sát dịch bệnh, xét nghiệm, truy vết và tăng cường nhận thức của cộng đồng về nguy cơ cũng như mức độ của virus này.
Theo WHO, Marburg là một virus gây sốt xuất huyết, có khả năng lây nhiễm cao tương tự như bệnh do virus Ebola nổi tiếng, có thể được truyền từ động vật bị nhiễm bệnh như dơi sang người và lây lan giữa người với người khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, bề mặt và vật liệu.
Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu dữ dội và tâm trạng khó chịu. Nhiều bệnh nhân bị xuất huyết nặng bên trong hoặc bên ngoài trong vòng bảy ngày sau khi bị nhiễm bệnh.
Cơ quan y tế Ghana khuyến cáo người dân nên tránh những hang động có đàn dơi sinh sống và nấu chín kỹ tất cả các sản phẩm thịt trước khi tiêu thụ.
Ở các đợt bùng phát trước đây, tỷ lệ tử vong ở khoảng 24% đến 88% tùy theo từng ca bệnh và chủng virus. Hiện nay, vẫn chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được cấp phép để điều trị bệnh do virus này gây ra. Các bác sĩ có thể chỉ sử dụng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như bù nước bằng đường uống hoặc dịch truyền tĩnh mạch và điều trị dựa trên các triệu chứng cụ thể để cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân.
Theo WHO, đợt bùng phát virus Marburg đầu tiên từng được báo cáo là ở Đức vào năm 1967. Kể từ đó, các đợt bùng phát và lẻ tẻ xảy ra ở Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Nam Phi và Uganda.
Đợt bùng phát dịch bệnh chết người nhất cho đến nay là ở Angola vào năm 2005 khiến hơn 200 người chết.
Chi Nguyễn (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất