Hà Nội dự báo 5.000 – 7.000 ca mắc COVID-19/ngày: Y tế có đáp ứng được?

2022-01-04 12:36
- Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, hiện nay việc kiểm soát, giảm số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội là rất khó, thay vì vậy, nên tập trung cứu chữa những trường hợp triệu chứng nặng để giảm tử vong.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, hiện nay việc kiểm soát, giảm số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội là rất khó, thay vì vậy, nên tập trung cứu chữa những trường hợp triệu chứng nặng để giảm tử vong.

Chiều 29.12, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch.

Thành phố dự báo trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. Do vậy, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong lưu ý, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đặc biệt, có khoảng 140 nghìn người Việt Nam nước ngoài đăng ký trở về nước ăn Tết, sẽ dẫn đến những nguy cơ không nhỏ.

Hà Nội dự báo 5.000 – 7.000 ca mắc COVID-19/ngày: Y tế có đáp ứng được?

Phó Bí thư Thành ủy nêu rõ, trong thời gian tới, việc dự báo tình hình phải thống nhất. Số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000-7000 ca/ngày. Có thể chủng Omicron sẽ lan ra cộng động với tốc độ rất nhanh. Sở Y tế phải xây dựng kịch bản mới, dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tử vong, không để quá tải ở tầng điều trị 2,3. Các quận huyện thị xã cũng cần có kịch bản mới phù hợp với tình hình hiện tại.

Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu chuyển hướng điều trị F0 về xã phường và điều trị tại nhà, các quận huyện hạn chế việc tiếp tục mở các khu thu dung điều trị tập trung. Tận dụng các trường mầm non ở các xã phường để thực hiện việc này.

Một số nhân viên y tế ở Hà Nội tâm sự, họ cũng chạnh lòng khi trải qua thời gian phòng, chống dịch quá dài, nghe nơi này, nơi khác có trường hợp nghỉ việc, nhưng họ cũng tự động viên cố gắng để tiếp tục công việc.

Chung nhận định, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng, hiện Hà Nội rất khó, nếu không muốn nói là không thể giảm số ca mắc COVID-19.

“Hiện nay đã không còn kiểm đếm được số ổ dịch mà chủ yếu nêu theo địa bàn phường, xã…”, ông Nga nói.

Tuy nhiên, theo ông Nga, khi đã tiêm đủ số mũi vắc xin, chủ yếu các ca bệnh có triệu chứng nhẹ, không nên quá chú ý đến số ca mắc mới mà cần tập trung vào số ca nặng, phải điều trị tích cực để giảm tử vong.

“Tất nhiên, khi lượng bệnh nhân càng tăng cao thì tỷ lệ các trường hợp nặng cũng tăng lên. Cần tập trung vào điều trị cho các trường hợp này. Khi Hà Nội quá tải, các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện dã chiến cần hỗ trợ, vào cuộc”, ông Nga nói.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top kem chống nắng nâng tone da, không gây kích ứng được bạn gái tin dùng hiện nay