Biết mình dương tính với Covid-19 nhưng chưa kịp đến bệnh viện, bác sĩ hướng dẫn nên lưu ý điều này

2021-07-27 17:40
- Bác sĩ Khanh cho biết nếu đã là F0 thì điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn, bởi vì những người nhiễm bệnh thường hay tưởng tượng rằng virus đang xâm lấn cơ thể mình, từ đó làm cho người bệnh càng mệt thêm.

Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh mỗi ngày, đặc biệt chủng vi rút mới Delta diễn biến nhanh.

Chia sẻ trên VTC News, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) nhận định hiện có 60-80% những người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng, 5% người mắc bệnh cần thở oxy hoặc điều trị cao hơn. Chủ yếu 5% đó gồm những người trẻ tuổi mà dư cân, béo phì và người có bệnh nền chưa chữa trị ổn định, ví dụ như tiểu đường, suy thận, ung thư, sơ gan, tim mạch... Nhóm nữa nguy cơ cao là người trên 65 tuổi.

Bác sĩ Khanh phân tích, vì có 60 - 80% người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng nên khi nhiễm, trong khoảng thời gian 10 ngày người không có yếu tố nguy cơ sẽ khỏe mạnh bình thường.

"Vì khi virus vào cơ thể qua qua đường hô hấp, trong quá trình đó cơ thể sẽ tạo ra kháng thể. Khi cơ thể tạo ra kháng thể đủ thì virus không phát triển được nữa. Cho nên điều trị trong khoảng 10 ngày đa số bệnh nhân sẽ được về", bác sĩ Khanh nói.


Biết mình dương tính với Covid-19 nhưng chưa kịp đến bệnh viện, bác sĩ hướng dẫn: Điều quan trọng nhất là phải thật bình tĩnh

Nếu bạn là F0 thì cần phải thật sự bình tĩnh, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp có kết quả dương tính với Covid-19 nhưng vẫn ở nhà, chưa đến các cơ sở y tế, bác sĩ Khanh cũng hướng dẫn cách xử lý trên Zing như sau:

Thứ nhất, bạn cần bình tĩnh, không hoảng loạn, việc hoảng loạn càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng hô hấp, khó thở. Bạn cũng không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.

Thứ 2 là chủ động phân loại nguy cơ của bản thân. Nếu bạn là đối tượng nguy cơ (thừa cân - béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền), cần nhanh chóng liên lạc ngay với y tế địa phương. Nếu bạn không phải là đối tượng nguy cơ, đa số sẽ tự khỏi trong 10 ngày.

Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Nếu tình trạng bệnh ổn định, bạn vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình.

Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế. Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, bạn cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, ăn sạch uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

Nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn được hòa nhập với cộng đồng.

Trong thời gian này, bạn cần theo dõi và xử trí các triệu chứng thông thường như những lần bị cảm cúm, viêm họng trước đó như hạ sốt, giảm đau, giảm ho khi có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng bạn không nên uống thuốc ngừa.

Các triệu chứng nặng bao gồm: khó thở, khó thở kể cả khi nằm ngửa, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, nồng độ oxy máu đo ở đầu ngón tay (nếu có) dưới 95%, đau hoặc tức ngực thường xuyên; không tỉnh táo; da, móng tay, môi nhợt nhạt hay tím tái.

Trong lúc chờ để được đưa đi điều trị, bạn nên thực thiện các bước sau:

- Tập hít thở sâu: hít vào bằng mũi sâu tới mức phình bụng, thở ra từ từ bằng miệng hết tới mức bụng xẹp.

- Nếu thực hiện như vậy có hiệu quả thì tiếp tục hít thở sâu thực hiện như vậy. Nếu nhiều nhịp không hiệu quả bạn chuyển sang nằm sấp để thở.

Mi Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 4 con giáp tưởng hiền lành nhưng không ai qua mặt được