4 việc cần làm sau khi cúng ông Công ông Táo để rước tài lộc về nhà trong năm mới
Tin liên quan
1. Bao sái bàn thờ
Do tin rằng, những ngày này thần linh đi vắng nên đây là dịp để các gia đình dọn dẹp ban thờ sau một năm, cũng là chuẩn bị ban thờ Tết.
Thông thường, trong lễ tiễn Táo quân, chủ nhà cũng xin phép việc sửa sang bàn thờ đón Tết. Một số gia đình cẩn thận hơn, ngoài lễ tiễn Táo quân, khi dọn dẹp ban thờ lại thắp hương với hoa quả, nhang đèn để xin phép thần linh.
Việc đầu tiên, cần chọn người trong gia đình có tính tỉ mỉ, cẩn thận, thường là người chủ sự gia đình hạ bát hương xuống để làm công việc bao sái ban thờ. Khi hạ bát hương, cần để bát hương ở nơi sạch sẽ, tránh bị va chạm, cẩn thận hơn trải hoặc phủ vải đỏ cho bát hương khi bao sái.
Trong một năm, ban thờ có thể bị bụi, bẩn. Các gia đình có thể tháo ban thờ để lau rửa hoặc dùng khăn sạch, nước sạch để làm công tác vệ sinh. Kết thúc công việc lau rửa, có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu ngọc am, quế… hoặc đơn giản hơn là đun nước gừng để lau rửa lại một lần cuối. Tương tự với ảnh thờ, đồ thờ.
2. Tỉa chân hương, thay tro bát hương
Vào những ngày Rằm, mùng 1 hay giỗ chạp,… các gia đình đều thắp hương. Sau một năm, chân hương trong bát hương sẽ rất nhiều. Lúc này gia chủ nên tỉa bớt chân hương để bàn thờ trông gọn gàng hơn, đây cũng là việc thể hiện lòng thành kính với bề trên.
Ngoài ra, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ gây khó khăn khi cắm hương. Chưa kể đến việc khi thắp hương, tàn hương rơi xuống có thể làm cháy bát hương, gây hỏa hoạn.
Còn trong phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí, nếu bát hương quá đầy sẽ cản trợ khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Hơn nữa khi bát hương đầy, nếu chân hương không cắm được xuống mặt tro của bát hương sẽ làm mất đi sự linh ứng trong việc thắp hương. Vì vậy việc tỉa chân hương là rất cần thiết.
Khi tỉa chân hương, gia chủ nên để lại số chân hương lẻ như 3, 5, 7, 9. Số chân hương còn thừa sẽ màng đi hóa (đốt) sau khi làm lễ.
Gia chủ cũng có thể thay tro mới vào bát hương. Lưu ý, tro thêm vào bát hương phải là tro rơm.
3. Thay bàn thờ hoặc bát hương nếu cần
Khi bao sái bàn thờ vào cuối năm, gia chủ nên kiểm tra bàn thờ và bát hương. Nếu bàn thờ đã xuống cấp, cũ hỏng hoặc bát hương bị nứt vỡ, sứt mẻ thì nên thay mới để tránh ảnh hưởng đến việc thờ cúng cũng như gây ra những rắc rối trong cuộc sống, khiến tài lộc suy giảm.
Trước khi thay bàn thờ, bát hương, gia chủ cần thắp hương xin phép thần linh, gia tiên. Khi thay bắt hương mới thì nên giữ lại phần cốt của bát hương cũ và một số chân hương cũ. Bát hương, bàn thờ cũ có thể đem đi hóa.
4. Làm lễ mời an vị Táo quân vào ngày cuối năm và cúng Tất Niên
Lúc này, ban thờ đã sạch sẽ, khang trang để chào đón Thần linh, các gia đình cần làm lễ an vị Táo quân, an vị Thần linh. Thông thường, lễ cúng này được làm vào trưa ngày 30 Tết. Tuy nhiên, các gia đình về quê, đi xa trong ngày này có thể cúng sớm hơn. Có thể cúng lễ Tất niên gộp vào lễ thỉnh an vị Táo quân vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 Tết.
Đồ lễ cúng thông thường gồm có xôi, gà, tiền, vàng… Nhưng đây lại là dịp gia đình đoàn tụ, nên mâm cỗ cúng thường đa dạng hơn với các món ăn truyền thống như canh măng, thịt đông, miến… Một số gia đình còn giữ được nếp cũ, trong mâm cơm cúng ngoài xôi, gà còn có giò, nem (chả giò), ninh (món hầm), mọc (món trứng đúc thịt băm, hấp cách thủy).
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất