Vắc-xin đậu mùa khỉ: WHO chưa khuyến cáo tiêm chủng đại trà

2022-07-27 08:55
- Hiện đã có một số loại vắc-xin đậu mùa khỉ nhưng hầu hết các vắc-xin vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến cáo tiêm chủng đại trà ngừa đậu mùa khỉ.

Trao đổi với báo chí chiều 26-7, bác sĩ Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết đến nay đã có một số loại vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng hầu hết loại vắc-xin này vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm. Đối với vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ, hiện không khuyến cáo tiêm chủng đại trà cho người dân.

"Khi có vắc-xin, WHO khuyến cáo nên tiêm chủng cho người từng tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc tiêm ngừa trước phơi nhiễm cho những người có rủi ro phơi nhiễm cao, như nhân viên y tế và người làm việc phòng thí nghiệm"- bà Socorro Escalante nói.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, song theo CDC Hoa Kỳ, bệnh đậu mùa khỉ giống với bệnh đậu mùa, do đó có thể sử dụng thuốc kháng virus bệnh đậu mùa để điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ.

Vắc-xin đậu mùa khỉ: WHO chưa khuyến cáo tiêm chủng đại trà

Biểu hiện của người mắc đậu mùa khỉ thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1-3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt.

Bệnh đậu mùa khỉ được các nhà khoa học xác định lần đầu tiên vào năm 1958 khi có hai đợt bùng phát bệnh giống thủy đậu trên những con khỉ nghiên cứu, do đó được đặt tên là bệnh đậu mùa khỉ. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở người được xác định vào năm 1970, đó là một cậu bé 9 tuổi sống tại một vùng hẻo lánh ở Congo. WHO cho biết Congo báo cáo khoảng 6.000 ca/năm và Nigeria ghi nhận khoảng 3.000 ca/năm.

Những người tiếp xúc với vi rút thường được tiêm một trong số các loại vắc xin đậu mùa, đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Điều khác biệt về các trường hợp hiện nay lần đầu tiên bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở những người không đi du lịch đến châu Phi, theo trang tin The News Minute ngày 23/5.

Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Theo các chuyên gia, chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ mà một số nước đang tiêm vắc xin đậu mùa thế hệ mới để phòng căn bệnh này. Tuy nhiên, vắc xin đậu mùa đang thiếu hụt do căn bệnh này đã được xóa sổ trên toàn thế giới từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước nên các loại vắc xin thế hệ đầu không còn được tiêm cho người dân.

Cơ quan y tế Mỹ và Anh cho biết, vắc xin đạt tác dụng bảo vệ cao nhất nếu tiêm càng sớm càng tốt. Đối với người đã phơi nhiễm nên tiêm trong vòng 4 ngày để ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng.

Một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3), tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

6 mẹo làm trắng da từ nguyên liệu tự nhiên