Đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán 'ăn' chênh lệch có bị xử phạt không?

2023-01-16 16:09
- Trước thềm Tết Nguyên đán 2023, nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới của người dân tăng cao, từ đó nhiều dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới cũng tràn lan trên mạng xã hội.

Cận Tết Nguyên đán 2023, thị trường đổi tiền lẻ phục vụ nhu cầu mừng tuổi, lễ chùa đầu năm đã bắt đầu nhộn nhịp. Dạo một vòng thị trường đổi tiền lẻ năm nay có thể thấy, những loại tiền có mệnh giá càng nhỏ thì chi phí đổi tiền càng cao và ngược lại.

Theo đó, tiền mệnh giá 1.000 - 2.000 đồng có phí đổi dao động từ 20 - 30%, tiền mệnh giá 5.000 đồng có phí đổi từ 15 - 20%; tiền mệnh giá 10.000 - 20.000 đồng có phí đổi từ 10 - 15%; tiền mệnh giá 50.000 đồng có phí đổi trung bình khoảng 7%; tiền mệnh giá 100.000 - 200.000 đồng có phí đổi khoảng 5%...

Liên quan đến vấn đề này, Điều 12 và Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định: "Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân".

Đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán 'ăn' chênh lệch có bị xử phạt không?

(Ảnh minh họa)

Theo quy định nêu trên, chỉ có những cơ quan nêu trên mới được phép thu và đổi tiền, hành vi đổi tiền để kiếm lời của cá nhân, tổ chức khác là vi phạm pháp luật.

Cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị 35/CT-TTg yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Theo điểm a khoản 5, Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cá nhân cho đổi tiền mới, tiền lẻ để hưởng phần trăm chênh lệch hoặc đổi tiền để thu phí,… là hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng.

Theo điểm b, khoản 3, Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP tổ chức nào có hành vi cho đổi tiền với mục đích kiếm lời sẽ bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 - 80.000.000 đồng.

Giới luật sư cũng đưa ra rất nhiều cảnh báo về tiền giả, lừa đảo… mà người dân có thể gặp khi đổi tiền trên mạng.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: "Đổi tiền online cũng như trực tiếp sẽ gặp nhiều rủi ro như bị đổi thiếu tiền; tiền bất hợp pháp, tiền giả do không có tổ chức, trụ sở rõ ràng. Khi bị nhận tiền giả, người đổi còn gặp rủi ro khi phải chứng minh nguồn gốc tiền đó từ đâu mà có? Tôi nghĩ là không nên đổi tiền, mất phí".

Đổi tiền lẻ dịp Tết, cẩn thận bị sập bẫy tiền giả

Ngoài đổi tiền lẻ dịp Tết tại ngân hàng, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới cũng nở rộ trong mỗi dịp cận Tết. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, người dân có thể sập bẫy lừa đảo hoặc bị đổi bằng tiền giả hoặc bị tính giá chênh lệch rất cao.

Ngoài ra, để nhận biết tiền giả, tiền thật, ngân hàng Nhà nước Việt Nam có đưa ra một số phương pháp sau đây:

- Soi tờ giấy bạc trước nguồn sáng, vuốt nhẹ tờ tiền để kiểm tra các chỗ in lõm, để nghiêng tờ tiền để kiểm tra màu mực, hình ẩn nổi, kiểm tra các cửa sổ trong suốt vì phần số mệnh giá tiền sẽ được in dập nổi và hình ẩn;

- Dùng kính lúp, đèn cực tím để kiểm tra các chứ in siêu nhỏ, các chỗ phát quang.

- Kiểm tra chất liệu in tiền. Thường tiền giả chất sẽ dễ bai, giãn, rách khi kéo, xé nhẹ ở cạnh, mục in thì dễ bong tróc.

- Có thể ra trực tiếp ngân hàng để kiểm tra tiền thật hay tiền giả.

Ni Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vụ 662 học sinh ngộ độc ở Trường iSchool Nha Trang: Phát hiện 3 loại vi khuẩn trong nước mắm và cánh gà chiên