Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo mới
2015-08-23 07:32
- Nạp thẻ điện thoại nhận khuyến mại khủng, kinh doanh một vốn 48 lời, nạp thẻ game nhận xe Liberty,... là những chiêu trò lừa đảo mới người dân cần cảnh giác.
Tin liên quan
Lừa đảo nạp thẻ điện thoại khuyến mại khủng trên facebook
Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều tin nhắn qua facebook với nội dung thông báo tặng gấp 5 – 10 lần giá trị thẻ nạp của tất cả các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinafone. Nội dung của các tin nhắn như “kỷ niệm 50 năm thành lập Viettel, MobiFone và VinaPhone, áp dụng cho thẻ cào mệnh giá từ 50.000 – 500.000 đồng”, “Chương trình tri ân khách hàng, kỉ niệm 50 năm thành lập 3 mạng Viettel – Mobi – Vina, khuyến mãi 100% nạp tiền điện thoại Viettel – MobiFone – VinaPhone”,… Điểm chung của các tin nhắn này, hướng dẫn khách hàng truy cập vào một website rồi thực hiện các bước nhập seri thẻ điện thoại.
Một chiêu trò lừa đảo khách hàng nạp thẻ điện thoại.
Thực chất, những tin nhắn này nhằm dụ dỗ khách hàng cung cấp mã thẻ để lừa đảo. Những người làm theo không nhận được số tiền gấp 5, gấp 10 mà còn mất luôn mã số của thẻ nạp. Thời gian qua, có rất nhiều khách hàng tin tưởng làm theo; sau một thời gian dài không nhận được tin nhắn khuyến mại, bỏ điện thoại ra nạp lại mã số thẻ cào, lại nhận được thuê bao của tổng đài với nội dung mã số không hợp lệ hoặc mã số đã có người sử dụng,…
Mạng di động Viettel gửi tin nhắn khuyến cáo đến khách hàng.
Hình thức lừa đảo này đã gây thiệt hại về kinh tế và uy tín của các nhà mạng nói trên. Vì vậy, khách hàng nên cảnh giác khi nhận được những tin nhắn có chứa các tên miền nói trên.
Lừa bán hàng online giá rẻ, chiếm đoạt tiền tỷ
Thời gian gần đây, trên hệ thống mạng internet xuất hiện một hình thức lừa đảo mới. Các đối tượng tung tin quảng cáo bán hàng giá rẻ qua mạng để chiếm đoạt tài sản của nhiều người.
Nhóm người này chuyên sử dụng các trang web để quảng cáo, chào bán nhiều loại hàng hóa có giá trị với giá chỉ bằng một nửa giá thị trường. Khi người mua đặt hàng, trả tiền bằng 50% giá trị hàng hóa đặt mua vào tài khoản của những kẻ lừa đảo, nhóm này sẽ làm giả các vận đơn, phiếu tiếp nhận chuyển phát nhanh… để lừa nạn nhân là đã chuyển hàng, đề nghị họ trả nốt số tiền còn lại.
Nhận được đủ tiền, nhóm người này chiếm đoạt luôn, không hề giao hàng như cam kết.
Giả danh ngân hàng, ăn cắp tiền tiết kiệm
Gửi tin nhắn trúng giải thưởng rồi yêu cầu chuyển khoản qua trang web có giao diện giống với website chính thức của ngân hàng để ăn cắp mật khẩu và lén lút lập lệnh rút toàn bộ số dư trong tài khoản... là những chiêu lừa đảo mới đầy tinh vi của tội phạm công nghệ cao mà nếu không tỉnh táo, rất nhiều người có thể bị cướp trắng toàn bộ số tiền mà mình đã cực khổ tích cóp được.
Mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội liên tục chia sẻ câu chuyện về thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua website giả mạo ngân hàng Vietcombank. Câu chuyện do facebooker T.Đ chia sẻ sau đó đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Theo lời facebooker này kể lại, chị T - một người bạn cùng công ty của T.Đ, sau khi nhận được tin nhắn trúng thưởng lớn qua facebooke đã nghe theo lời của đối tượng lừa đảo và suýt bị mất trắng toàn bộ số tiền có trong tài khoản. Theo đó, nhóm đối tượng này đã dụ dỗ chị T. đăng nhập theo một đường link (do nhóm này gửi cho chị T. qua facebook) để ngân hàng Vietcombank xác thực và chuyển tiền thưởng đến tài khoản của chị T..
Giao diện trang web giả mạo website chính thức của ngân hàng Vietcombank.
"Trang web này có giao diện giống hệt của Vietcombank nên chị này không nghi ngờ gì nhập ngay tên truy cập và mật khẩu (nó lấy được ngay thông tin này và đăng nhập vào tài khoản của mình trên trang Vietcombank thật). Sau khi nhập mật khẩu nó lại yêu cầu nhập tiếp số OTP (mã giao dịch), khi ấy chị này mới thấy lạ và xem lại đường link thì mới tá hỏa ra là nó không phải web đúng của Vietcombank", facebooker T.Đ kể lại.
Ngay sau đó, nạn nhân đã thực hiện thao tác đổi mật khẩu tài khoản ngân hàng internet-banking nhưng không có kết quả. Đối tượng lừa đảo liên tục lập lệnh chuyển khoản toàn bộ số tiền của chị sang tài khoản của chúng và hệ thống ngân hàng Vietcombank lúc này vẫn trả về tin nhắn yêu cầu chị T. nhập mã OPT để hoàn tất giao dịch.
Khi xem tin nhắn, người bị hại tá hỏa phát hiện có ai đó đang dùng user và password của mình để tất toán toàn bộ số tiền tiết kiệm trị giá 76 triệu đồng trong tài khoản. Biết mình bị lừa, nạn nhân lập tức đổi mật khẩu truy cập internet-banking nhưng lúc này, việc làm đó đã không còn tác dụng.
Làm giả các fanpage uy tín
Nhóm đối tượng chuyên làm giả các trang facebook bán hàng online có uy tín để lừa đảo. Cách làm của nhóm đối tượng này là chúng bỏ nhiều thời gian, tìm hiểu kỹ về fanpage có nhiều thành viên sau đó lập page giống hệt và kết bạn người khách hàng quen của người bán để lừa đảo. Trong vụ án ở trên, những kẻ lừa đảo đã làm giả facebook kinh doanh của một chủ shop bán túi xách cao cấp trên mạng với hàng nghìn khách hàng, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của khách hàng. Những kẻ lừa đảo này hoạt động rất chuyên nghiệp, chúng nghiên cứu kỹ cách thức bán hàng và giọng điệu comment của chủ shop, đồng thời dùng địa chỉ giả chủ động chat inbox với khách hàng, gạ gẫm họ mua hàng với lý do "chỉ còn số lượng rất ít hoặc giảm giá đặc biệt, số lượng có hạn”, yêu cầu người mua gửi tiền sớm để đặt cọc giữ hàng, hoặc mua sớm không hết hàng.
Cũng trong sự việc ở trên nhóm đối tượng này còn “chuyên nghiệp” tới mức họ không chỉ giả facebook của chủ shop mà còn lập page giả của chính khách hàng. Cách làm khá đơn giản, chúng sẽ khiến page giả giống hệt thật bằng cách sao chép hình ảnh, bài đăng trên trang chính thức sau đó chat, hỏi vay tiền của người thân, bạn bè cùng sở thích mua hàng. Nhiều phi vụ trót lọt, chúng lừa đảo được của khách hàng số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Hoàng Sa (Tổng hợp)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Thanh Hằng 'nghiện' dùng mũ và phụ kiện tóc, phối kiểu gì cũng sành điệu hết nấc