Hơn 100 ngày nữa sẽ đến Tết, làm gì để cuối năm "rủng rỉnh" tiền tiêu sau một năm khó khăn

2023-10-28 16:35
- Áp dụng ngay các biện pháp sau, cuối năm bạn sẽ có khoản tiền chi tiêu cho dịp Tết.

Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lý

Bước đầu trong cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân là bạn nên lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết. Việc lập ngân sách sẽ hướng bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức mà bạn đã đặt ra. Ngoài ra còn tránh phải tình trạng chi quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt, vay mượn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Các khoản chi trong ngân sách sẽ được chia thành nhiều mục như chi tiêu dùng, chi tiết kiệm, chi đầu tư,... kèm theo đó là hạn mức cụ thể. Lập ngân sách chi tiêu sẽ tạo thói quen sử dụng nguồn thu một cách khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo tình hình tài chính của bạn luôn ổn định. Bạn có thể tham khảo qua các cách quản lý tài chính cá nhân như “Quy tắc 50/30/20”, “Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính”,... để xây dựng kế hoạch chi tiêu cho mình.

Mua sắm những mặt hàng khuyến mãi là cách chi tiêu tiết kiệm ngân sách hiệu quả

Cuối năm là khoảng thời gian diễn ra các ngày hội mua sắm nhộn nhịp với nhiều mức giá ưu đãi hấp dẫn. Đây cũng chính là cơ hội để bạn có thể sở hữu cho mình một món đồ yêu thích với mức giá kinh tế.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn và tìm mua những món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được về mặt chất lượng, để chi tiêu và tiết kiệm đúng cách. Tuy nhiên, để tránh được những cạm bẫy hàng giá rẻ, thì bạn cũng nên tham khảo và cân nhắc kĩ trước khi mua sắm, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”. 

Hơn 100 ngày nữa sẽ đến Tết, làm gì để cuối năm rủng rỉnh tiền tiêu sau một năm khó khăn

Áp dụng quy tắc 50:30:20

Quy tắc 50:30:20 là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình phổ biến hiện nay. Để áp dụng quy tắc này, bạn cần chia nguồn thu nhập hàng tháng của mình thành 3 phần chính như sau:

Chi tiêu cần thiết (50%): Được sử dụng cho các khoản chi tiêu cần thiết như: tiền nhà, điện nước, thực phẩm, học phí, bảo hiểm và chi phí y tế. Hãy lập danh sách các khoản chi tiêu cụ thể và theo dõi chúng định kỳ để đảm bảo không vượt quá ngưỡng 50%.

Chi tiêu cá nhân (30%): Được dành cho các chi tiêu cá nhân và giải trí như du lịch, ăn uống, mua sắm… theo sở thích và các hoạt động giải trí khác. Việc giữ ổn định tỷ lệ chi tiêu cá nhân giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không làm ảnh hưởng đến tài chính chung trong gia đình.

Tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ (20%): Bạn có thể chia đều tỷ lệ giữa việc tiết kiệm, trả nợ và đầu tư; hoặc ưu tiên một trong 3 mục đích tuỳ theo nhu cầu của gia đình.

Nhớ rằng quy tắc 50:30:20 không phải là một công thức cứng nhắc, mà là một nguyên tắc hướng dẫn bạn có thể phân bổ thu nhập hợp lý. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ % cho mỗi hạng mục phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh hiện tại của gia đình.

So sánh giá và cân nhắc khi mua sắm

Thay vì mua hàng hóa đắt tiền, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn trên các trang web thương mại điện tử để tiết kiệm tiện tối ưu.

Hơn nữa, việc cân nhắc trước khi mua sắm chính là cách giúp bạn tránh mua những thứ không cần thiết hoặc không phù hợp với nhu cầu của gia đình. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi như: "Tôi thực sự cần sản phẩm này không?" hoặc "Sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu và sở thích của các thành viên không?" sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Ngọc Anh (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dí dao vào cổ khống chế người tình vì đòi chia tay