3 loại hải sản chứa chất kịch độc, nhiều người hãy nhầm lẫn, xem ngay kẻo có ngày nhập viện
Bạch tuộc đốm
Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loại bạch tuộc độc nhất, dễ dàng nhận biết với những đốm xanh bên ngoài da. Chúng thường ăn động vật nhỏ như: cua, tôm, và các loại giáp xác khác.
Bạch tuộc đốm xanh được xem là sinh vật biển độc nhất thế giới. Kích thước của bạch tuộc đốm xanh tương đối nhỏ và bản tính hiền lành nhưng nếu bị đe dọa thì chúng có thể là mối nguy hại đối với con người, do trong nọc độc của loài bạch tuộc này có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin vô cùng mạnh.
Màu sắc của bạch tuộc đốm xanh có thể thay đổi nhờ vào sự ánh sáng của mặt trời hay do độ sâu của nước. Màu sắc của chúng sẽ trở nên sặc sỡ khi bị kích động hay chuẩn bị tấn công.
Loài bạch tuộc này sinh sống chủ yếu ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Bạch tuộc đốm xanh có bản tính khá hiền, ngoan ngoãn nhưng chúng rất nguy hiểm với loài người nếu khiêu khích chúng. Và đây được công nhận là một trong những sinh vật biển độc nhất thế giới.
Nhầm con so với con sam (ăn được)
Con sam và con so rất giống nhau, trong khi sam ăn được nhưng con so ại có chất độc tetrodotoxin, không ăn được. Hình dáng, kích thước con so với con sam khó phân biệt. Nếu người dân không phân biệt được thì sẽ rất nguy hiểm vì đôi khi chỉ ăn nhầm một chút thôi cũng đã có triệu chứng nôn, khó thở, đau bụng, dị cảm tay chân, nặng hơn là sẽ ức chế hô hấp, ngừng tim, ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay chưa có thuốc giải độc chất tetrodoto.
Các chuyên gia về độc tố cũng đưa ra lời khuyên người dân, thực khách không nên tự tiện mua con sam ăn nếu không biết cách phân biệt chúng với con so, do hai con vật có hình dáng tương tự nhưng con so có độc. Người dân khi ăn các loại hải sản cần nhận diện những loài hay gây ngộ độc là loài nào để biết. Đối với những loại hải sản lạ, không biết thì không nên ăn; những loại đã chết, ương, thiu thì không nên ăn vì độc tố sẽ càng nhiều hơn.
Cua mặt quỷ
Theo Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ và màu sắc bắt mắt không giống các loài cua biển thực phẩm.
Cua mặt quỷ khá phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Đây là loài thường trú ngụ dưới rạn san hô, có đặc điểm nhận dạng bên ngoài khá tương đồng với màu san hô biển nên rất khó nhận ra. Cua mặt quỷ cũng được xem là loài cua có độc tố cao nhất trong số các loài cua biển.
Đặc biệt, trong thịt và vỏ của cua mặt quỷ có một lượng lớn chất kịch độc cho hệ thần kinh như Tetrodotoxin và Saxitoxin, có thể gây tử vong cho con người nếu không may ăn phải dù chỉ là liều cực thấp.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất