Phòng tránh rối loạn tiêu hóa từ thói quen hàng ngày
Tin liên quan
Rối loạn tiêu hóa là chứng dễ gặp đặc biệt khi ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn ôi thiu hoặc ăn uống không điều độ. Chính vì vậy, để phòng chứng này bạn cần lưu ý cách ăn uống làm sao để không phải lâm vào cảnh bụng ì ạch, đầy hơi, khó chịu kéo dài.
Chế độ ăn uống
Theo bác sĩ Hải Nam (Chuyên khoa Tiêu hóa), để phòng rối loạn tiêu hóa, trước hết phải chú ý chế độ ăn, thực phẩm hàng ngày. Bởi tất cả những gì bạn ăn vào người sẽ được hệ tiêu hóa giúp hấp thu thành chất dinh dưỡng đưa đi nuôi cơ thể. Cho nên bạn cần phải xây dưng chế độ ăn khoa học, kết hợp nhiều loại thực phẩm để tạo ra sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Trong chế độ ăn, cần chú ý rau xanh bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể. Tránh ăn quá nhiều đường, chất ngọt, béo.
Ngoài ra, xây dựng giờ giấc ăn uống khoa học, có lịch trình cụ thể. Chú ý không ăn uống thất thường, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bữa ăn đa dạng món ăn, nấu những món ưa thích với người rối loạn tiêu hóa, tránh các món gây ngấy, chán ăn hoặc ăn vào làm no bụng nhanh. Tránh ăn thực phẩm chứa sorbitol hoặc các thực phẩm chứa đường nhiều như mật ong.
Người có bệnh rối loạn tiêu hóa thường chán ăn, ăn kém và muốn bỏ bữa. Người thân hoặc người ăn cùng có thể động viên, khích lệ để ăn nhiều hơn. Trước bữa ăn không nên ăn đồ ngọt, uống đồ uống có ga làm đầy bụng dẫn đến chán ăn.
Thực phẩm chế biến phải đảm bảo sạch, thực hiện ăn chín - uống sôi. Nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã ôi thiu, những sản phẩm chưa được nấu chín, tái hoặc tiết canh đều có hại cho hệ tiêu hóa.
Hạn chế ăn các đồ ăn vỉa hè, đồ ăn chiên rán, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Bảo quản thực phẩm, đồ ăn trong tủ lạnh cần được đậy kín, bọc cẩn thận. Sau khi đưa ra ngoài tủ lạnh cần đun nóng để thực phẩm không gây lạnh bụng, có lợi cho hệ tiêu hóa.
Thói quen cuộc sống
Tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, chú ý dùng xà bông diệt khuẩn hàng ngày để phòng bệnh và sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần phải có chế độ luyện tập thể dục đều đặn. Tinh thần thoải mái, không lo âu, suy nghĩ quá nhiều. Mọi người tạo không khí hòa thuận đặc biệt là bữa ăn cơm để tránh tác động lên hệ tiêu hóa. Trong cuộc sống tham gia các hoạt động xã hội, đọc báo, đi dạo để cơ thể được thoải mái nhất.
Giữ vệ sinh môi trường sống, quét dọn nhà cửa thường xuyên. Với trẻ em, không để trẻ tiếp xúc đồ vật bẩn, rửa tay sau khi chơi đồ chơi. Vệ sinh đồ chơi thường xuyên, không chơi cùng chó mèo, vật nuôi.
Thường xuyên nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch. Tăng cường hệ miễn dịch là cách để tăng cường sức khỏe, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
Hàng ngày, duy trì nguồn nước cung cấp cho cơ thể. Chú ý uống khoảng 2 lít nước/ngày, liên tục trong ngày, không đợi dến lúc khát mới uống nước. Nước phải đun sôi để nguội, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh hoặc nước lã dễ gây đau bụng.
Bổ sung nguồn trái cây hợp lý hàng ngày, phối hợp đa dạng các loại hoa quả. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin tốt cho cơ thể. Do đó bạn chú ý có thể ăn nguyên quả, không nên làm sinh tố. Bởi vì khi ăn quả như vậy sẽ tiếp nhận được lượng chất xơ có trong hoa quả. Trái cây cần rõ nguồn gốc, chín, đảm bảo an toàn, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu.
Sữa chua cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Trong sữa chua có dưỡng chất giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, làm giảm bớt cảm giác ì ạch bụng.
Bổ sung cho cơ thể khoai lang - nguồn tinh bột có tác dụng tốt cho cơ thể. Khoai lang giúp nhuận trang, hỗ trợ tiêu hóa và chứa nguồn chất xơ phong phú.
Uống bia, rượu cần hạn chế, không nên uống quá nhiều. Việc lạm dụng bia rượu có hại cho cơ thể, hệ tiêu hóa, dạ dày, gan và thận. Cho nên bạn cần uống ở mức vừa phải, chấp nhận được của cơ thể. Không lạm dụng cà phê.
Diệu Quỳnh
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất