Ngăn rối loạn tiêu hóa quấy rầy bé yêu trong dịp Tết này
Tin liên quan
Tết đến xuân về là dịp các thành viên trong gia đình được sum vầy, sửa sang, trang trí nhà cửa sau một năm nhiều thăng trầm cùng mong ước mọi điều thuận lợi, bình an và may mắn trong năm tới. Chính thời điểm này, nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, biếng ăn hoặc tiêu chảy do cha mẹ bận bịu, thiếu quan tâm đến vấn đề ăn uống, sức khỏe của trẻ nhỏ.
Làm sao để phòng ngừa, ngăn chặn rối loạn tiêu hóa quấy rầy trẻ trong dịp Tết Tân Sửu 2021 này?
Dự trữ rau xanh trong dịp tết
“Mâm cao cỗ đầy” là cảnh thường xuất hiện trong mỗi dịp tết, bên cạnh đó bánh kẹo, nước ngọt, mứt, đồ chiên rán… đều là những món ăn ngon “mời gọi” trẻ. Những loại thực phẩm này không chỉ dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu mà còn khiến trẻ tăng nguy cơ mắc một số bệnh liên quan khác như béo phì, viêm ruột cũng như một số bệnh về tim mạch, thần kinh khác…
Để giúp trẻ cân bằng các chất trong cơ thể trong những ngày tết, bố mẹ nên có kế hoạch dự trữ rau xanh để bổ sung hằng ngày cho con bởi rau xanh là thực phẩm cung cấp lượng vitamin và chất xơ cao cho cơ thể, giúp trẻ cải thiện và phòng ngừa được các vấn đề tiêu hóa, trong đó có táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
Ảnh minh họa
Loại bỏ thức ăn đóng hộp
Thức ăn đóng hộp có ưu điểm là nhanh, tiện, không gây tốn thời gian của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng đem đến những mặt hạn chế như không đảm bảo dinh dưỡng, không an toàn. Hơn nữa, với hệ tiêu hóa còn non yếu như của trẻ nhỏ, việc cha mẹ tích trữ đồ ăn đóng hộp dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Do đó, hãy nói không với đồ ăn đóng hộp trong tết này. Mẹ có thể mua thực phẩm tươi sống và chế biến qua rồi để ngăn mát tủ lạnh ăn tối đa trong 2 ngày nếu quá bận. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức ăn để lâu trong tủ lạnh có nguy cơ bị biến chất, hoặc nhiễm khuẩn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đường tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Kiểm soát khẩu phần ăn của bé
Dịp tết là thời điểm trẻ có cơ hội ăn thỏa thích bánh kẹo, nước ngọt, mứt mà ngày thường hay bị cấm cản. Thậm chí, nhiều trẻ chỉ ăn bánh kẹo mà không cần ăn cơm vì đầy bụng trong những ngày tết. Chính điều này khiến lượng trẻ mắc rối loạn tiêu hóa tăng trong và sau tết. Do đó, cha mẹ cần kiểm soát khẩu phần ăn của bé chặt chẽ hơn.
Mẹ có thể áp dụng cách hạn chế mua bánh kẹo, mứt, nước ngọt mà thay bằng trái cây, sữa hoặc nước trái cây. Bánh kẹo nên chọn loại ít đường hoặc bánh quy và nên mua số lượng vừa hoặc ít. Khi đi chúc Tết hay du xuân cần chuẩn bị đồ ăn trước cho bé như cơm nắm, nước, sữa… để tránh trường hợp bé đói và ăn vặt (những đồ ăn nhanh như xúc xích, bánh chiên…).
Tăng cường bào tử lợi khuẩn cho đường tiêu hóa
Lợi khuẩn đóng vai trò khá quan trọng với hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn tham gia vào quá trình lên men thức ăn sau khi đã được nghiền nát. Chúng còn giúp ức chế vi khuẩn có hại trong ống tiêu hóa, đường ruột; đồng thời sản xuất nhiều loại enzyme, vitamin cũng như các hợp chất kháng khuẩn; kích thích cơ thể trẻ tăng sản sinh kháng thể miễn dịch giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón hay biếng ăn đều được cải thiện và ngăn ngừa.
Trong những ngày tết, tình trạng trẻ ăn không ngon, ăn ít, đau bụng, đi ngoài rất phổ biến, ngay cả người lớn cũng có thể gặp phải tình trạng đó. Chính vì vậy, cha mẹ nên bổ sung bào tử lợi khuẩn Bacillus cho trẻ để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, tết tràn niềm vui.
Theo suckhoedoisong
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất