Ước mơ đi du học nhưng bất thành, nam sinh rơi vào trầm cảm phải nhập viện điều trị

2018-07-30 06:45
- Nam sinh mắc chứng trầm cảm và liên tục có ý định tự sát, vì cho rằng cuộc đời không còn mục tiêu sống, cảm thấy thất bại do không được đi du học.

Theo PGS.TS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Nữ, Bệnh viện tâm thần Trung ương 1, sau mỗi kỳ thi đại học, số lượng học sinh phải nhập viện do trầm cảm cũng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân đều bắc nguồn từ áp lực và gánh nặng đỗ đạt của người lớn và chính bản thân các em. Áp lực học tập, môi trường sống khiến cho các em học sinh mới lớn khi không thoả được ước nguyện của mình rất dễ rơi vào trầm cảm và tự sát.

Bác sĩ đã điều trị cho một trường hợp học sinh nam học rất giỏi và mong muốn được đi du học nước ngoài. Vì vậy, nam học sinh luôn nhắc nhở phải cố gắng học và phấn đấu để có được học bổng. Tuy nhiên, giấc mơ này không thành. Vì gia đình không có điều kiện cho nam sinh ra nước ngoài học nên con  chọn một trường có uy tín trong nước. Sau đó, nam sinh này đã mắc chứng trầm cảm và liên tục có ý định tự sát, vì cho rằng cuộc đời không còn mục tiêu sống, cảm thấy thất bại khi không được đi du học.

Ước mơ đi du học nhưng bất thành, nam sinh rơi vào trầm cảm phải nhập viện điều trị

“Ngăn ngừa trầm cảm ớ nhóm tuổi thanh thiếu niên rất cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Gia đình và nhà trường cần phải nâng cao sức chống đỡ cho trẻ, xây dựng một nhân cách mạnh mẽ. Phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng nên con. Khi thấy trẻ có những vấn đề về tâm lý nên tìm hiểu để tháo gỡ cùng trẻ, không nên để trẻ kìm nén trong lòng, tích tụ sẽ sinh bệnh. Hàng  ngày, các bạn trẻ ngoài thời gian học cần phải có thời gian nghỉ ngơi và rèn luyện thể chất. Việc vận động thể thao sẽ giúp cho trẻ tăng cường máu và oxy lên não giải tỏa được những căng thẳng”, bác sĩ Phương nói.

Đừng để trẻ phải tự sát vì…

Yếu tố môi trường và xã hội đóng góp vào sự rối loạn khi sắc gây ra trầm cảm ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên rất cao. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau như chán nản, lo âu, không điều chỉnh được, rối loạn giấc ngủ, bứt rứt và loạn cảm. Trầm cảm ở đối tượng trẻ có thể đi kèm các rối loạn khác như rối loạn lo âu, rối loạn ứng xử, rối loạn gia tăng do giảm sút chú ý, có khó khăn học tập và không chịu đi học. Việc phát hiện sớm và điều trị trầm cảm ở người trẻ sẽ giúp cách em điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa hành vi tự sát.

Việc rối loạn tâm lý của trẻ không chỉ đến từ việc học nhiều, áp lực kỳ vọng từ gia đình mà nó đến từ chính bản thân đứa trẻ muốn ganh đua hơn kém với bạn. 

Theo bác sĩ, tâm lý này xảy ra khi trong lớp có bạn hơn điểm. Lúc đó, em học sinh nói trên thường có cảm giác khó chịu, bực tức, ăn rất nhiều, la hét và làm cho bản thân bị đau đớn. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài tiếp xúc với mọi người rất bình thường. Theo bác sĩ Quách Thúy Minh, đây một trong những biểu hiện rối loạn tâm lý do bản thân đứa trẻ tự gây áp lực cho mình.

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở học sinh:

Tâm trạng: Buồn chán, cáu giận hoặc kỳ cục

Cảm giác: Tuyệt vọng, thấy vô dụng, có lỗi, tự ti, ít quan tâm tới hoạt động  nhà trường

Thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, khó tập trung chú ý

Xa lánh người lớn, giao tiếp kém

Thường xuyên nghĩ tới các chết, gây tổn hại cho bản thân, tự tử

Thấy khó chịu trong cơ thể: đau đớn, nhức nhối, tức giận, hận thù, nguy hiểm, la hét, bật khóc Kết quả học tập sa sút

Dễ nghiện rượu bia, chơi game, chơi với bạn bè xấu…

 

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 món phụ kiện hot trend của Gen Z, các nàng nên sở hữu vì xinh muốn xỉu