Trời rét đậm, rét hại đừng tưởng chỉ có vấn đề hô hấp mới 'ghé thăm' trẻ, đây cũng là chứng bệnh thường gặp những ngày này

2018-01-11 12:35
- Nhiệt độ miền Bắc đang giảm sâu nên trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm đường hô hấp, tiêu chảy.

Trẻ nhập viện chủ yếu do bệnh hô hấp và tiêu chảy

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày giá rét này, số lượng bệnh nhi tới khám rất đông. Chị Xuân Anh (Đông Anh) cho hay, con trai 2 tuổi bỗng nhiên sốt cao, tiêu chảy từ khi trời rét đậm. Khi ở nhà, chị đã cho con uống thuốc hạ sốt và thuốc cầm tiêu chảy nhưng không đỡ. Nhận thấy con sốt cao và bỏ ăn, vợ chồng chị Xuân Anh vội vàng đưa con tới bệnh viện Nhi khám.

Cũng đưa con đi khám bệnh vì tiêu chảy, chị Đỗ Thị Tuyết (Phúc Lý, Minh Khai, Bắc Từ Liêm Hà Nội) cho biết, cách đây 2 ngày, con chị đi phân lỏng 3-4 lần/ngày. Số lần đi tiêu chảy càng tăng dù chị đã có uống thuốc/ “Tôi nghĩ thời tiết lạnh trẻ thường bị ho, sổ mũi không ngờ vào đây số lượng bệnh nhân tiêu chảy lại rất nhiều”, chị Tuyết nói.

Vì sao thời tiết lạnh trẻ lại dễ mắc tiêu chảy?

Số lượng bệnh nhân tiêu chảy và hô hấp tới bệnh viện nhi khám tăng lên khi thời tiết lạnh.

Không chỉ đông số lượng bệnh nhi bị tiêu chảy tới khám mà số lượng bệnh nhi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên cũng tăng. Anh Nguyễn Văn Kiên (Sóc Sơn) có hai con mắc viêm tiểu phế quản cùng một lúc.

“Giờ chỉ mong thời tiết nắng ấm cho bọn trẻ con đỡ khổ. Thời tiết trở lạnh kéo dài chắc suốt ngày phải ôm con đi viện”, anh Kiên tâm sự.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày thời tiết lạnh giá, số lượng bệnh nhân không tăng đột biến. Trung bình bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi tiếp khoảng hơn 3000 lượt bệnh nhân tới khám. Trong đó, các bệnh nhi tới khám chủ yếu là do mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy.

Bác sĩ Trương Thị Vinh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, số lượng bệnh nhân tới khám tại khoa chủ yếu là do bệnh lý hô hấp và tiêu chảy. Trong đó, năm nay tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy tới khám tăng cao hơn, chiếm tới một nửa số bệnh nhi tới khám.

Mọi người thường có quan niệm sai lầm tiêu chảy dễ mắc vào dịch hè. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, thời điểm Đông Xuân là thời tiết rất thuận lợi cho vi rút phát triển. Bệnh dễ mắc ở trẻ dưới 5 tuổi. lây nhiễm qua đường phân và đường miệng. Trẻ bị nhiễm bệnh thường kéo dài khoảng 5-7 ngày, nặng nhất vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm với tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng do bị đi ngoài nhiều lần.

Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy đúng cách như thế nào?

Khi trẻ mắc tiêu chảy cần phải có chế độ ăn như bình thường tuyệt đối không được kiêng khem quá mức. Trẻ ăn được mới nhanh phục hồi và tránh khỏi được tình trạng suy dinh dưỡng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trẻ mắc tiêu chảy, cha mẹ cần phải bổ sung nước bằng dung dịch oresol. Trẻ sẽ được bổ sung thêm kẽm theo đơn của bác sĩ. Nếu trẻ có vấn đề nhiễm trùng kèm theo, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh.

Trẻ bị tiêu chảy cần phải nhập viện khi có những biểu hiện sau sốt, phân trẻ đi có lẫn máu, trẻ ăn vào bị nôn trớ nhiều, đi tiêu chảy nhiều lần, khô miệng và khô da. Trẻ bị tiêu chảy quá hai ngày không cầm cần phải đi khám.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ cần bảo quản thức ăn sạch sẽ, tránh ăn thức ăn ôi thiu, rửa tay trước khi ăn cho trẻ ăn, chế biến thức ăn an toàn và đảm bảo vệ sinh.

 Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Muốn trở thành một cô nàng trendy trong Hè này, đây là các kiểu trang phục mà bạn nên “thuộc lòng”