Thủy đậu đang vào mùa, cha mẹ cần phải biết sai lầm phổ biến này để tránh biến chứng cho con

2018-03-23 06:45
- Triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện nốt phỏng sau 12-24 giờ. Các nốt phỏng mọc khắp toàn thân, sau 4-5 ngày mụn nước khô trở thành vảy.

Theo thông tin từ Bệnh Viện nhi Trung ương, từ đầu tháng 1/2018, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 40 ca mắc thủy đậu có biến chứng. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ ghi nhận rải rác có ca bệnh nhi thủy đậu tới khám, hiện Khoa Truyền nhiễm thần kinh của bệnh viện này điều trị cho khoảng 3-4 trường hợp mắc thủy đậu.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Truyền nhiễm thần kinh (Bệnh viện nhi Đồng), số lượng trẻ gặp biến chứng do thủy đậu đã giảm do bố mẹ ngày càng có kiến thức chăm sóc. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cha mẹ chăm sóc sai cách khiến cho trẻ diễn biến bệnh nặng như dùng nước lá tắm, ủ ấm, trùm kín người…

Thủy đậu vào mùa cha mẹ cần phải biết sai lầm phổ biến này để tránh biến chứng cho con

Thủy đậu là bệnh lành tính, không chăm sóc tốt có thể dẫn tới biến chứng cho trẻ.

Thủy đậu là bệnh do vi rút gây nên và lây chủ yếu qua đường hô hấp, người lành bị nhiễm bệnh do hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu hắt hơi, chảy mũi hoặc qua dịch nước phổng.

Triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện nốt phỏng sau 12-24 giờ. Các nốt phỏng mọc khắp toàn thân, sau 4-5 ngày mụn nước khô trở thành vảy.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo: “Trẻ bị thủy đậu cần phải tắm hàng ngày bằng xà bông sát khuẩn, không tắm bằng nước lá và trùm kín. Lưu ý khi trẻ bay hết nốt phổng trên da vẫn có thể lây nhiễm cho người khác sau 3 tuần”.

Biến chứng nào có thể xảy ra khi bị thủy đậu

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: “Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt phỏng dạ, viêm gan… Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời”.

Một số biến chứng nguy hiểm khi bị thủy đậu dù hiếm gặp những vẫn xảy ra. Theo TS Lâm, trẻ bị mắc thủy đậu có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần lưu ý đúng cách. Khi trẻ mắc bệnh cần phải bổ sung thêm vitamin C để tăng cường đề kháng, mặc quần áo mềm mỏng, thấm hút mồ hôi tốt thay quần áo hàng ngày. Cha mẹ cần cho trẻ nằm ở nơi thoáng khí, có ánh sáng, chú ý phòng tránh biến chứng đường hô hấp hàng ngày, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày cho trẻ, chú ý cắt móng tay, giữ bàn tay trẻ sạch sẽ để tránh gãi gây xước các nốt phỏng dẫn đến bội nhiễm và có thể để lại sẹo. Cha mẹ cho trẻ ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và khuyến kích trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đang bú mẹ nên cho bé bú nhiều cữ.

Khi trẻ sốt cao, cha mẹ dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng xanh Methylene chấm lên các nốt phỏng nước. Khi chăm sóc, nếu trẻ có những dấu hiệu lừ đừ, khó chịu, hôn mê, mệt mỏi, xuất huyết trên nốt phỏng cần tới cơ sở y tế để điều trị.

Để phòng thủy đậu nên cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm vắc xin có thể phòng tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh. 

Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu bố mẹ nên biết:

Từ 1-12 tuổi, trẻ cần được tiêm một liều vắc xin ngăn ngừa thủy đậu.

Trẻ 13 tuổi trở lên sẽ tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần.

Phụ nữ dự định mang thai nên tiêm trước 3 tháng.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cả 'tỷ' năm mới thấy Hoàng Thùy Linh, Tăng Thanh Hà khoe ảnh bikini nóng bỏng thế này