Thấy đắng trong miệng: Cẩn thận những cảnh báo xấu của cơ thể mà bạn không ngờ tới

2019-09-01 15:00
- Thi thoảng sau khi thức dậy, bạn cảm thấy miệng có vị đắng, nuốt nước bọt có vị đắng hoặc lưỡi có chút sưng nhẹ hãy nghĩ đến căn bệnh nguy hiểm này:

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ dậy cảm thấy đắng miệng  

Nếu triệu chứng này xảy ra một vài lần, nó có thể được giải thích rằng cơ thể bạn đang bị bốc hỏa, nóng trong. Nhưng nếu triệu chứng này xảy ra mỗi ngày, nó có thể là dấu hiệu của bệnh nóng gan, mật và dạ dày. Mặc dù cả hai bệnh trên đều gây ra cảm giác đau và đắng trong miệng, nhưng chúng vẫn có sự khác biệt nhất định mà bạn nên biết.  

  

Nếu cảm giác đắng miệng gây ra bởi gan và túi mật bị nhiệt ẩm, trong miệng sẽ cảm thấy vị cay đắng rõ ràng, ngoài cảm giác bị khô miệng, thì toàn bộ vùng miệng, răng đều rất khô, cũng như cả hai bên vùng mặt cảm thấy đau, nước tiểu vàng hoặc mót tiểu, tiểu dắt, các triệu chứng này có thể được xem là dấu hiệu của gan và túi mật bị ẩm nhiệt - một khái niệm bệnh trong Đông y.  

Còn triệu chứng đắng miệng do dạ dày nóng, gây ợ nóng thì có sự khác biệt hơn so với chứng nóng ẩm gan mật nêu trên.  

Ngoài việc gây ra các cảm giác sưng đau vùng răng, đau toàn mồm và khó chịu vùng dạ dày ra, nếu bạn uống thêm nhiều nước, vẫn cảm thấy khát, khô miệng, uống nước xong cũng không thể giải quyết được vấn đề.  

Nhiều người hiện vẫn chủ quan với chứng đắng miệng vì cho rằng nó chỉ là hiện tượng sức khỏe bất bình thường nào đó nhưng không nghiêm trọng. Trên thực tế, đắng miệng chỉ là một phần của bệnh, nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng dần lên, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, tiếp đến sẽ là viêm túi mật, viêm chân răng và các triệu chứng khác.  

Đắng miệng là bệnh gì?  

Chức năng gan suy giảm  

Gan là cơ quan nắm giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có chức năng sản xuất và tiết dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật được tiết thường xuyên cả khi ăn và khi không ăn. Vị đắng trong miệng thường liên quan đến những rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật do suy giảm chức năng gan (thường do các bệnh về gan gây ra).  

Khô miệng  

Tình trạng khô miệng xảy ra khi miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng, do đó, nếu lượng nước bọt ít đi, vi khuẩn sẽ phát triển nhiều hơn,…Nguyên nhân gây khô miệng có thể do thuốc hoặc sử dụng thuốc lá,…  

Vấn đề nha khoa 

Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu.  

Nhiễm nấm miệng  

Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường gây ra các vết, đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Đồng thời cũng có thể gây ra vị đắng hoặc khó chịu cho đến khi điều trị hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng.  

Bị đắng miệng phải làm sao?  

Để điều trị tình trạng đắng miệng cần xác định chính xác nguyên nhân. Khi đã xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách thì vị giác của bạn sẽ bình thường trở lại.  

Ngoài ra, bạn cũng có thể xử lý theo một số cách sau:  

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ  

Hàng ngày, chải răng, lợi và lưỡi đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữ kẽ răng.  

Uống đủ nước  

Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày. Tránh dùng các thức uống có gas, trà, cà phê vì gây lợi tiểu, mất nước hơn, làm rối loạn hoạt động của dạ dày – ruột.  

Ăn trái cây  

Ăn các loại trái cây họ cam, quýt sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt và xóa các vị đắng trong miệng.  

Nhai kẹo cao su không đường  

Kẹo cao su không đường sẽ giúp duy trì lượng nước bọt trong miệng.   

Theo Phunutoday

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Học gái Nhật cách chăm sóc bằng sữa gạo giúp da trắng ngần tự nhiên