Sốt xuất huyết đang là nỗi lo của mỗi người, nên phun thuốc muỗi vào lúc nào?
Tin liên quan
Các sản phẩm diệt côn trùng bao gồm ba nhóm: Nhóm thuốc có gốc clo hữu cơ; Nhóm có gốc Pyrethrine và nhóm có gốc photpho. Trong đó, thuốc diệt muỗi thuộc nhóm Pyrethrine được Bộ Y tế sử dụng để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết ở cộng đồng. Thuốc diệt muỗi đã được thử nghiệm ở 3 miền và cho kết quả an toàn với sức khỏe con người. Thuốc được phun vào không gian với thể tích nhỏ dưới dạng phun sương. Sau vài giờ, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không khí do đó hoàn toàn an toàn với sức khỏe.
Tuy nhiên để phun thuốc diệt muỗi sốt xuất huyết đạt hiệu quả tối đa, cần quan tâm đến thời gian phun thuốc muỗi, nếu được phun đúng thời điểm, lượng muỗi nhiễm độc bị tiêu diệt nhiều hơn, ngược lại nếu phun thuốc sai thời điểm, muỗi sẽ ít bị ảnh hưởng và có thể nhờn thuốc. Vậy nên phun thuốc muỗi vào lúc nào?
Giờ hoạt động của mỗi loại muỗi khác nhau. Loài muỗi Aedes gây bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào đầu buổi sáng. Do đó thời gian phun thuốc diệt muỗi sốt xuất huyết hiệu quả nhất là vào buổi sáng và trước khi mặt trời lặn. Ngược lại, loài muỗi culex tritaeniorhynchus truyền bệnh viêm não Nhật Bản, thời gian hoạt động chính lại là ban đêm, ban ngày bay ra ruộng lúa để sinh sản. Vì vậy thời gian phun thuốc muỗi hiệu quả nhất là từ 19 - 22h đêm.
Theo các chuyên gia Y tế, với loài muỗi trong nhà nên phun vào sáng sớm đến 10h sáng hoặc khi chạng vạng tối trong điều kiện không mưa, ít gió. Đây là thời gian chúng hoạt động mạnh nhất để việc phun thuốc đạt kết quả tối ưu.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
- PV (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất