Sinh con đã có cân nặng bằng con nhà người ta 2-3 tháng tuổi vẫn cần làm việc này để tránh nguy hiểm

2017-10-17 14:00
- Theo các chuyên gia, việc trẻ sinh ra với số cân nặng hơn mức bình thường cần phải theo dõi sức khỏe để phát hiện các vấn đề bất thường ở sức khỏe.

Có nguy cơ mắc nhiều bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, trọng lượng của một bé trai sinh đủ tháng, bình thường khoảng 2,9 - 3,8kg, với bé gái là 2,7 - 3,6kg.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn), trẻ sơ sinh tăng nhiều cân hơn so mức bình thường rất nguy hiểm bởi sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Ngoài ra, với những trẻ sinh ra có cân nặng lớn còn có thể dẫn đến hiện tượng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa... Đặc biệt, trẻ còn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao. Nếu bà mẹ bị đái tháo đường, béo phì dễ sinh con thừa cân. Nếu sau khi sinh, dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến cân nặng của bé tiếp tục tăng.

Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một đứa trẻ mới sinh cân nặng quá mức bình thường cần phải làm các xét nghiệm cụ thể đánh giá. Phần lớn với những trường hợp này còn có thể do người mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường khiến  bé tăng cân nhiều. Từ trước đến nay, nhiều bà mẹ vẫn muốn con mình sinh ra trông thật bụ bẫm nên quan niệm không phải ăn cho mình mà ăn cả cho con đang trong bụng".

Ngoài ra, với những chị em tăng cân nhiều trong thời gian mang thai cần hết sức cẩn trọng. Theo bác sĩ Phương Huệ, với những trường hợp này cần siêu âm, chẩn đoán trước sinh. Thai nhi quá cân khiến người mẹ dễ bị vỡ tử cung và tiềm ẩn nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ không bị tiểu đường thai kỳ, nhưng sinh con ra vẫn có trọng lượng khá nặng. Với những trường hợp này, dù ban đầu chưa phát hiện có bệnh hay bất thường gì về sức khỏe vẫn cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa nhi, đồng thời có sự hướng dẫn về các chăm sóc bé. Gia đình cần theo dõi quá trình chuyển hóa của em bé, để từ đó đưa ra những tư vấn về dinh dưỡng cho hợp lý.

Trẻ sinh thừa cân có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn trẻ bình thường

Cần kiểm soát cân nặng trong thời gian kỳ

Bà bầu ăn gì để không tăng cân quá mức?

Theo bác sĩ Lê Phương Huệ để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con, chị em cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối trong bữa ăn chứ không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng.

Hiện nay, có nhiều bà bầu lạm dụng dùng các loại thuốc bổ. Điều này cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt là ở ba tháng đầu của thai kỳ. Các loại thuốc được làm từ nguyên liệu tự nhiên không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ đang mang thai…Vì vậy, các loại thuốc dùng đều phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Phụ nữ trong thai kỳ sẽ nhu cầu năng lượng tăng lên đặc biệt là 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.

Phụ nữ có thai nên ăn đủ chất, không nên ăn quá nhiều một loại đồ ăn. Đặc biệt, thai phụ cần hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo, đặc biệt là không nên uống nhiều nước mía có nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết trong thai kỳ.

Phúc Linh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập với gối giúp nàng mập có được thân hình thon gọn