Sao Hàn Goo Hara vừa qua đời khiến nhiều người sốc, nguy cơ tự sát từ trầm cảm có đáng sợ?

2019-11-25 07:41
- Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát.

Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình.

Theo nghiên cứu, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên.

Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15 - 29. Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh, thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia, có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ khác như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn.

Sao Hàn Go Hara vừa qua đời khiến nhiều người sốc, nguy cơ tự sát từ trầm cảm có đáng sợ?

Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 8% - 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Rối loạn tâm thần được định nghĩa là sự kết hợp của những suy nghĩ bất thường, quan niệm, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người khác.

Nguy cơ tự sát

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát.

Lúc đầu bệnh nhân nghĩ rằng bệnh nặng thế này (mất ngủ, chán ăn, sút cân, mệt mỏi...) thì chết mất. Dần dần, bệnh nhân cho rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin rằng những người xung quanh có thể sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết, từ đó dần dần hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát. Khi phát hiện ra ý định tự sát ở bệnh nhân trầm cảm, buộc phải cho bệnh nhân điều trị nội trú trong các khoa tâm thần của bệnh viện.

Mật độ và cường độ của ý định tự sát có thể rất khác nhau. Một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ 1 - 2 phút trước đó) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.

Bệnh nhân có ý định tự sát có thể chuẩn bị vật chất (vũ khí, dao, dây thừng, chất độc, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột,...) để sử dụng cho hành vi tự sát, địa điểm và thời gian mà họ chỉ có một mình để tự sát thành công.

Một số bệnh nhân có thể lập kế hoạch thực tế kỹ càng để đảm bảo tự sát sẽ kết thúc bằng cái chết. Có nhiều bệnh nhân thậm chí còn viết thư tuyệt mệnh, thông báo cho bạn bè hoặc người thân về ý định tự sát của họ. Các hành vi này phối hợp với hành vi tự sát được sử dụng để xác định các bệnh nhân có nguy cơ tự sát cao nhằm có biện pháp xử lý.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể dự đoán một cách chính xác được bệnh nhân trầm cảm có cố gắng tự sát hay không và khi nào tự sát.

Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Về mặt lâm sàng, các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điểm duy nhất khác biệt ở 2 nhóm bệnh nhân này là những bệnh nhân có ý định tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Toner chuẩn xịn Hàn xẻng giá học sinh, sinh viên