Lý do không ngờ khiến bàn chân bạn luôn ngứa ngáy

Quỳnh Trang 2018-01-20 12:13
- Không phải tự nhiên bàn chân bạn bỗng ngứa ngáy dữ dội như vậy.

Bạn đang nằm trên giường, đang chuẩn bị ngủ thì bỗng dưng thấy lòng bàn chân ngứa ran? Bạn đang tập luyện nửa chừng nhưng không thể tiếp tục vì lòng bàn chân ngứa không thể chịu nổi? Rất có thể bạn đang mắc phải một vấn đề sức khỏe.

Nhiễm nấm

Dù bạn lười vận động hay là một vận động viên, bạn vẫn có thể bị nhiễm nấm ở chân. Vi khuẩn nấm có khả năng lây lan cao đặc biệt nếu bạn giặt chung quần áo hoặc dùng chung phòng tắm với người nhiễm bệnh. Dấu hiệu chính của bệnh nấm chân là cảm giác ngứa ran, đặc biệt ở lòng bàn chân, giữa các ngón chân, nốt trắng hoặc đỏ.

Lý do không ngờ khiến bàn chân bạn luôn ngứa ngáy

Đây là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp nhất ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và một số vùng của châu Phi, châu Âu. Ước tính, 70% số người trên thế giới bị nhiễm nấm bàn chân ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Nếu sau 2 tuần sử dụng kem bôi và bạn không thấy tình trạng thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sỹ da liễu để khám và điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần lưu phòng bệnh nấm chân bằng cách hạn chế đi giày kín, thường xuyên giặt là quần áo và tất chân...    

Bệnh eczema hoặc bệnh vẩy nến

Nếu bạn thấy những nốt ngứa to, loang lổ ở chân, bạn có thể là do eczema hoặc bệnh vẩy nến. Eczema là trạng thái viêm lớp nông của da, cấp hay mạn tính. Bệnh eczema không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô và căng da rất khó chịu. Bệnh thường xuyên tái phát. Bệnh eczema có thể phát sinh do bạn sử dụng nước hoa, sữa dưỡng thể, thuốc nhuộm tóc, sơn nhà...Bệnh eczema có thể điều trị bằng một số loại kem bôi.

Lý do không ngờ khiến bàn chân bạn luôn ngứa ngáy

Tuy nhiên đối với bệnh vẩy nến nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như bệnh viêm khớp vẩy nến hoặc nhiễm trùng. Nếu mắc bệnh vẩy nến, bạn cần phải đến gặp bác sỹ để được thăm khám, dùng các loại kem steroid kháng viêm và kèm theo một số loại thuốc bằng đường uống hoặc đường tiêm.  

Bệnh tiểu đường loại 2

Bàn chân hay bị ngứa đôi khi có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2. Khi lượng đường trong máu tăng, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải bớt đường gây ngứa ở bàn chân. Bạn nên xét nghiệm nước tiểu hoặc kiểm tra độ dung nạp glucose để dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống để kiểm soát bệnh. 

Quỳnh Trang/Theo Womenshealthmag

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 hotgirl Việt ngày càng xinh đẹp và gợi cảm