Làm thế nào để cân bằng độ pH trong cơ thể?
Tin liên quan
Cân bằng độ pH là gì?
pH là thước đo độ axit và độ kiềm trong dung dịch hoặc cơ thể. Độ pH dưới 7 được cho là có tính axit và độ pH lớn hơn 7 là kiềm, và độ pH ở mức 7 là trung tính. Cơ thể chúng ta thường duy trì độ pH ở phạm vi giữa 7,35 đến 7,45.
Các bước sau có thể giúp bạn cân bằng độ pH:
1. Giảm lượng thức ăn chứa axit
Cơ thể có tính axit sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như trĩ, ung thư, lao, huyết áp cao, đột quỵ, hen suyễn hay các dị ứng khác. Để đưa độ pH của cơ thể về trạng thái cân bằng bạn cần giảm lượng thức ăn mang tính axit như thịt chế biến, thực phẩm giàu natri, ngũ cốc chế biến, đồ ăn chiên, ngũ cốc, rượu và cà phê.
2. Tiêu thụ thực phẩm chứa kiềm
Chế độ ăn cân bằng độ pH bao gồm rau lá xanh và các loại thực phẩm có tính kiềm khác. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau cải xanh, rau chân vịt, cỏ linh lăng, cỏ lúa mì,… Bạn cũng có thể ăn rau không tinh bột như nấm, cà chua, dưa chuột, củ cải, bông cải xanh, bơ, tỏi, gừng, đậu xanh, bắp cải, cần tây, măng tây. Các siêu thực phẩm như rau biển, nước xương, tảo biển, chất béo lành mạnh như dầu ôliu nguyên chất, trứng, quả hạch, protein thực vật, trái cây như trái cây họ cam quýt và nho khô đều chứa kiềm. Dấm táo cũng cân bằng độ pH trong cơ thể.
3. Uống nước kiềm
Nước kiềm có độ pH từ 9 đến 11. Bạn có thể thêm 2 thìa bột baking soda và 220ml nước vào rồi khuấy đều và uống. Baking soda được coi như một loại thức uống tăng cường kiềm cho cơ thể. Ngoài ra, nước cất có độ pH trung tính là 7. Bạn có thể uống nước cất hoặc nước lọc để cân bằng độ pH trong cơ thể.
Ngọc Huyền – Theo Boldsky
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất