Hóc dị vật khi ăn hoa quả, cẩn trọng với hậu quả đáng sợ này

2018-07-25 16:29
- Mùa hè có nhiều hoa quả chứa hạt, do đó cha mẹ cần phải đề phòng và cảnh giác với việc trẻ bị hóc dị vật có thể dẫn đến sống thực vật.

Luôn cảnh giác với nguy cơ hóc dị vật

Gần đây Bệnh viện nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi bị hóc dị vật là các loạt hạt na, nhãn, ngô… Thậm chí có cả những bệnh nhi bị hóc dị vật là ghim giấy rất nguy hiểm. Hóc dị vật nếu không được xử lý đúng cách trẻ có thể nguy kịch tới tính mạng hoặc gặp những di chứng nặng nề.

Trẻ nhỏ đang thường rất hay tò mò, hiếu kỳ, vì vậy bất cứ thứ gì cũng có thể cho vào miệng. Khi trẻ quá ham chơi không để ý tới dị vật đang ngậm trong miệng nên nguy cơ bị sặc, hóc là rất cao.

Ths. BS Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu chống độc BV Nhi Trung ương cho hay, trong tuần vừa qua,  khoa tiếp nhận 2 bệnh nhi bị hóc dị vật vào viện trong tình trạng rất nặng. Trong đó có bệnh nhi 2 tuổi bị hóc hạt nhãn vào viện trong tình trạng đã ngừng tim trước đó 10 phút.

Một bệnh nhi khác 4 tuổi bị hóc hạt chôm chôm vào viện trong tình trạng hôn mê. Hiện nay, cả hai bé đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực với tiên lượng rất rè dặt. Theo các bác sĩ, kể cả hai bé này có sống qua khỏi cũng có thể sẽ rơi vào tình trạng sống thực vật.

hóc dị vật

Các bậc phụ huynh lưu ý, nếu trẻ đang chơi bình thường sẽ tự dưng ho nhiều, tím tái, nôn, trớ có thể cảnh báo đang bị hóc dị vật. Khi trẻ bị hóc dị vật mà ho tốt, ho không kèm tím tái cần theo dõi trẻ và đưa tới cơ sở y tế. Trong lúc di chuyển không nên bế trẻ nằm ngửa. Nếu tiếng ho không rõ, tím tái, vật vã, li bì cần phải tiến hành sơ cứu tại chỗ trong thời gian chờ xe cấp cứu đến.

Lưu ý gì khi trẻ hóc dị vật?

Với trẻ nhũ nhi, khi bị hóc dị vật, phụ huynh phải bình tĩnh bế trẻ lên, quay sấp người trẻ. Đối với trường hợp trẻ lớn hơn hoặc quá nặng có thể để trẻ nằm sấp trên đùi.  Xác định vị trí dị vật để tác dụng lực nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên nhằm tống đẩy dị vật ra ngoài. Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Đối với trẻ lớn, khi bị hóc dị vật, cha mẹ cần đặt lên đùi và thực hiện sơ cứu như trẻ nhũ nhi. Trẻ lớn dùng thủ thuật Heimlich, vòng tay qua người trẻ ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Cha mẹ làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn, hồng hào và đưa trẻ đi viện.

Để tránh gây ra nguy hiểm và những di chứng cho trẻ khi bị hóc dị vật, bác sĩ toàn khuyến cáo tuyệt đối không bế nằm ngửa, không dùng tay móc họng để lấy dị vật. Trẻ nhỏ bị hóc dị vật mà dị vật chui vào đường thở có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Toàn cho biết khi trẻ có những dấu hiệu bị hóc dị vật, cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh và xử lý nhanh và đúng cách để cứu trẻ. Dị vật có trong đường thở từ 5-6 phút sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong.

 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Căn nhà tiền tỷ của Khánh Thi - Phan Hiển: Nằm ngay mặt tiền đắt đỏ, rộng rãi, tiện nghi như khách sạn