Giải mã hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ ở từng lứa tuổi, đối tượng nhằm phát hiện kịp thời vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Thiên Khuê 2019-01-13 18:30
- Chảy nước dãi khi ngủ xảy ra ở từng đối tượng có thể do nguyên nhân khác nhau. Do đâu lại có hiện tượng như vậy và biện pháp cơ bản để hạn chế tình trạng này là gì?

Vì sao 4 nhóm người khác nhau lại có hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ cũng khác nhau?

Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ ở người trưởng thành

Thông thường, người lớn chúng ta khi ngủ mà có hiện tượng này có thể là một triệu chứng báo động của các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, chẳng hạn như viêm niêm mạc khoang miệng hay chứng liệt dây thần kinh v.v… Những chứng bệnh này thường sẽ khiến khoang miệng tiết ra nước dãi nhiều hơn. Đặc biệt nếu chảy nước dãi cố định ở một bên thì bạn nên cảnh giác tai biến mạch máu não.

Chảy nước dãi khi ngủ ở người trưởng thành có khi còn là biểu hiện của tỳ hư (với điều kiện đã kiểm tra không có bệnh tật nào khác). Đông y cho rằng, tỳ vị hư hàn sẽ dẫn đến chức năng tỳ bị mất cân bằng, dịch tiết trong khoang miệng không thể chuyển hóa nên dễ chảy ra ngoài miệng khi ngủ.

Giải mã hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ ở từng đối tượng khác nhau

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể liên quan đến việc bạn nằm ngủ ở tư thế không phù hợp. Thường thói quen nằm nghiêng, nằm sấp khi ngủ sẽ khiến khóa miệng bị “chèn ép” và có thể bị hở. Lúc này nếu chịu kích thích từ bên ngoài, ví dụ như không khí lạnh thì nước dãi sẽ tiết ra càng nhanh, càng nhiều nên dễ chảy ra ngoài miệng.

Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ ở phụ nữ mang thai

Bà bầu nếu có tình trạng chảy nước dãi khi nằm ngủ có thể liên quan đến nhân tố di truyền. Chẳng hạn như phụ nữ vốn có răng trước bị dị dạng bẩm sinh thì sau khi mang thai càng dễ xảy ra hiện tượng này.

Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do trào ngược dịch vị dạ dày. Do trong thai kỳ, hóc môn trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi dễ dẫn đến dịch vị bị trào ngược và kích thích niêm mạc cổ họng, khoang miệng, gây ra chảy nước dãi khi ngủ. Mẹ bầu nếu có tình trạng này nghiêm trọng thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và khắc phục giúp mẹ dễ chịu hơn trong thai kỳ.

Giải mã hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ ở từng đối tượng khác nhau

Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ ở người già

Nếu người lớn tuổi có hiện tượng này, đầu tiên phải xem có mắc các bệnh như đột quỵ, bệnh Parkinson v.v… hay không. Vấn đề này tốt nhất phải đến bệnh viện kiểm tra chính xác. Khi phát hiện bệnh cần sớm điều trị để tránh hậu quả đáng tiếc.

Nếu không phải do bệnh tật thì có thể xem xét đến chứng tỳ vị không tốt hoặc suy thận. Tuổi tác cao sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể con người thoái hóa dần, bao gồm cả chức năng tỳ vị, thận. Tình trạng này cũng dễ khiến người già khi ngủ bị chảy nước dãi.

Nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ ở trẻ nhỏ

Giải mã hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ ở từng đối tượng khác nhau

Hiện tượng trẻ nhỏ chảy nước dãi khi ngủ càng dễ gặp trong các nhóm người. Thông thường mà nói, với trẻ sơ sinh sẽ ít gặp hơn, do tuyến nước bọt của trẻ chưa phát triển. Đến khoảng 4 – 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng thì sẽ dễ có hiện tượng chảy nước dài hơn trước.

Bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm loại bánh quy “mài răng” dành cho trẻ em để giảm cảm giác khó chịu khi trẻ mọc răng và khắc phục tình trạng dịch tiết nước bọt quá nhiều khi trẻ ngủ.

Một số biện pháp hạn chế chảy nước dãi khi ngủ mà bạn có thể tự thực hiện

Đầu tiên, bạn phải kiểm tra lại tư thế ngủ đã khoa học chưa. Thông thường nằm nghiêng hay nằm sấp là dễ xảy ra hiện tượng chảy nước dãi nhất. Bạn có thể từ từ điều chỉnh lại thói quen ngủ, tốt nhất vẫn nên nằm ngửa ở tư thế thoải mái, hoặc chỉ nên nằm hơi nghiêng nhẹ về bên trái.

Giải mã hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ ở từng đối tượng khác nhau

Trước khi ngủ không nên ăn uống vì dễ gây gánh nặng cho dạ dày, dễ bị trào ngược dịch vị. Đồng thời, bạn nên tập thói quen vệ sinh răng miệng trước khi ngủ.

Vị trí hai hàm răng nếu không đồng đều cũng dễ gây ra tình trạng chảy nước dãi khi ngủ. Bạn nên kiểm tra nha khoa định kỳ để khắc phục.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do chức năng tỳ vị kém thì có thể dùng thuốc đông y để cải thiện. Thức ăn hằng ngày có thể bổ sung hạt sen, ngô, táo đỏ, mật ong để tăng cường tác dụng kiện tỳ.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, People

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Goo Hye Sun trở lại làm phim, Cung Tuấn trở thành chủ đề gây sốt tại châu Á