Đây là mầm bệnh chết người luôn 'giấu mặt' trong bụi bặm, rác thải, 90% chị em không hề hay biết
Tin liên quan
Nấm “chết người” hay có ở nơi nhiều bụi, nhà kho, cầu thang tối
Làm công việc lao công, quét dọn vệ sinh cho nhà xưởng, chị Trịnh Ngọc Thúy (quê ở Ninh Bình) hay bị ho, sổ mũi. Sau mỗi lần dọn dẹp nhà kho, chị Thúy thấy mũi đau nhức rất khó chịu.
Thấy ho, sổ mũi kéo dài, kèm theo cảm giác “tắc mũi”, chị đi khám mới bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói trong xoang mũi của chị đã đầy nấm trắng.
Là người từng tiếp nhận những ca bệnh như vậy, BSCKII Nguyễn Văn Hải, chuyên ngành thính học, Đại học Y dược TP.HCM khẳng định bệnh lý viêm xoang do hít phải nấm đặc chủng Aspergillus fumigatus nghe tưởng lạ nhưng thực ra rất phổ biến. Bệnh lý này chiếm 10% trong các bệnh viêm xoang mãn tính.
“Bào tử nấm có mặt khắp nơi trong môi trường đất, không khí, các vật dụng hàng ngày. Con người cầm nắm, tiếp xúc và hít bào tử nấm và chúng khu trú ở các hốc tự nhiên, trong đó có các xoang mũi. Nếu gặp môi trường thuận lợi, nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Nấm ở xoang mũi có trên 90% là do loài loài Aspergillus fumigatus đặc chủng”, BS. Nguyễn Văn Hải cho biết.
Bệnh viêm xoang do nấm thường gặp ở những người có công việc hay phải tiếp xúc với bụi bặm, nấm mốc nhiều như nhà kho, nhà xưởng, nơi cầu thang tối. Bên cạnh đó, xoang nấm cũng hay gặp ở những người có suy giảm miễn dịch như HIV, đang hoá - xạ trị (ung thư), những đối tượng sử dụng kháng sinh và corticoid lâu ngày.
Không dễ phát hiện sớm
Điều đáng nói là bệnh viêm xoang do nấm xảy ra một cách âm thầm, lặng lẽ. “Bệnh biểu hiện ban đầu không khác gì bệnh viêm xoang mãn tính như chảy mũi dịch đục ra cửa mũi hoặc chảy xuống họng, đau vùng mặt sọ tương ứng với vị trí xoang bị viêm. Nếu thấy những triệu chứng này kéo dài mặc dù điều trị các thuốc không giảm thì tốt nhất là nên khám chuyên khoa để phát hiện sớm. Tuy nhiên, điều này là rất khó, hầu hết người bệnh đến với chúng tôi trong tình trạng xoang đã đầy nấm trắng. Đến khi người bệnh cảm nhận được triệu chứng thì bệnh đã trở nặng. Nếu gặp phải thể nấm độc, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tiêu hủy xương, nấm xâm lấn vào thần kinh mạch máu, các cơ quan kế cận như hốc mắt gây ra mù lòa, ăn lên não và gây tử vong”, BS. Hải nói.
Để chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sử dụng phương pháp khám lâm sàng, dựa vào hình ảnh XQ, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, chụp CT Scnanner.
Nếu sổ mũi, đau vùng mặt sọ thì nên đi khám sớm để phát hiện bệnh. Ảnh: wikihow
Điều trị viêm xoang do nấm có hai cách. Một là điều trị nội khoa trong giai đoạn sớm. Ở giai đoạn muộn, người bệnh cần phải được điều trị bằng nội khoa kết hợp ngoại khoa.
“Nhưng ít khi được chẩn đoán sớm nên điều trị nội khoa là không thể. Quyết định mổ nội soi là chính để lấy sạch nấm trong lòng xoang”, BS. Nguyễn Văn Hải cho biết thêm.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hải, với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, nên ngôi nhà Việt đa phần đều bị nấm mốc phát triển trong nhà và cả ngoài đường. “Cách phòng bệnh tốt nhất là khi đi vào khu vực nhiều ẩm mốc, khi dọn dẹp nhà cửa, người dân nên đeo khẩu trang để tránh bị hít khỏi bào tử nấm. Chăn, mền, chiếu, gối cần giặt giũ định kỳ thường xuyên. Nên tạo điều kiện để ánh sáng chiếu vào phòng diệt nấm mốc.
Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ viêm xoang thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện và điều trị sớm để tránh phải sử dụng đến phương pháp ngoại khoa gây tốn kém cho người bệnh”, bác sĩ Hải khuyến cáo.
Thu Hà
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất