Cúm A H1N1 có quá nguy hiểm như nhiều người đang lo lắng và hoang mang?

2018-06-15 06:45
- Theo khuyến cáo của chuyên gia việc tiêm vắc xin cúm là cần thiết giúp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, dù đã tiêm phòng cúm vẫn cần phải rửa tay, đeo khẩu trang.

Cúm dễ gây ra biến chứng với đối tượng nào

Mới đây, tại Bệnh viện Từ Dũ đã xuất hiện ổ dịch cúm A/H1N1 khiến cho 16/18 người có kết quả xét nghiệm dương tính. Mặc dù hiện nay ổ dịch A/H1N1 tại Bệnh viện Tù Dũ đã được khống chế tuy nhiên nhiều người dân vẫn không dám đi qua khu vực Bệnh viện Từ Dũ.

Trên mạng xã hội Facebook nhiều người tỏ ra lo ngại nếu đi qua khu vực của bệnh viện có thể nhiễm cúm. Ngoài ra, còn có thông tin rất nhiều bệnh nhi đã phải nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 do mắc bệnh cúm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho hay hiện tại khoa không điều trị cho bệnh nhi nào mắc cúm. Cũng theo vị bác sĩ này tin nhiều bệnh nhi nhập viện do cúm là không chính xác, vào thời điểm này tại miền Nam rất ít dịch bệnh xảy ra.

Thực hư thông tin vắc xin cúm tiêm cũng không có tác dụng phòng bệnh

Tiêm vắc xin phòng cúm vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh.

“Cúm A/H1N1 khi mắc cũng không quá nguy hiểm vì vậy không tới mức phải cách lý bệnh nhân mọi người không nên quá hoang mang lo sợ. Cúm A/H1N1 chỉ nguy hiểm khi mắc trên cơ địa đặc biệt người lớn, trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc có bệnh lý nền như ung thư, suy thận, hen suyễn, bệnh lý mãn tính, béo phì… Với những cơ địa này cần phải cảnh giác khi mắc A/H1N1 vì dễ xảy ra biến chứng”, bác sĩ Khanh nói.

Bệnh cúm A/H1N1 là bệnh do vi rút gây nên, bệnh lây từ người sang người thông qua tiếp xúc khi các hạt nước (ho, hắt hơi, sổ mũi…) mang theo vi rút khi người lành hít vào. Cách phòng lây bệnh tốt nhất là đeo khẩu trang và rửa sạch tay khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ bị mắc cúm sẽ có triệu chứng sốt cao liên tục 39-40 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Ngoài sốt cao bệnh nhân có thêm triệu chứng viêm đường hô hấp trên như: chảy nước mũi, ho, trẻ lớn đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ có viêm phế quản. Trẻ thường sốt cao 3 ngày đầu tiên tới ngày thứ 3 các triệu chứng của trẻ sẽ giảm và tự khỏi sau 5-7 ngày nếu chăm sóc tốt.

Bác sĩ Khanh cho hay khi trẻ bị cúm hệ miễn dịch suy giảm vì vậy chăm sóc trẻ cần phải đúng cách để tránh bội nhiễm thêm bệnh. Riêng đối với trẻ có cơ địa đặc biệt như hen phế quản, phế quản co thắt, viêm phổi do mắc cúm, hội chứng thận, suy thận, ung thư, suy dinh dưỡng nặng, tim bẩm sinh… cần phải đưa trẻ nhập viện điều trị để tránh biến chứng.

Vì sao cần tiêm vắc xin cúm?

Bác sĩ Khanh khẳng định: “Việc tiêm phòng cúm là cần thiết và vẫn có tác dụng. Cúm có nhiều chủng khác nhau và mỗi một năm theo điều tra của dịch tễ học để đưa ra chủng cúm chính hay gặp để tiêm phòng vì vậy vắc xin cúm sẽ được tiêm theo từng năm”.

Bác sĩ Khanh cũng cho biết thêm trẻ dù đã được tiêm phòng cúm vẫn phải mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ nên mở cửa thoáng đãng đón ánh nắng vào nhà.

Chủ động phòng cúm bằng cách sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.

- Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng.

- Tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa, đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ diễn tiến nặng như đã nêu trên.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Có bạn nào cũng đang dùng em kem chống nắng “quốc dân” này không?